Nguyên tắc xét miễn, giảm thi hành án được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 12/2015/TTLT-BTP-BTC-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu, nộp ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì nguyên tắc xét miễn, giảm thi hành án được quy định như sau:
1. Việc xét miễn, giảm thi hành án phải được thực hiện khách quan, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng thời hạn và các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, pháp luật có liên quan.
2. Người được xét miễn, giảm thi hành án không phải nộp chi phí liên quan đến việc xét miễn, giảm. Chi phí cho việc xét miễn, giảm thi hành án được lấy từ kinh phí hoạt động của cơ quan thực hiện việc miễn, giảm thi hành án.
Mở rộng: Các khoản thu, nộp cho ngân sách nhà nước thuộc diện được xét miễn, giảm thi hành án gồm tiền phạt, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí, lệ phí Tòa án, tịch thu sung quỹ nhà nước, các khoản thu, nộp khác cho ngân sách nhà nước được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; lãi chậm thi hành án đối với khoản được miễn, giảm (nếu có).
Trên đây là nội dung tư vấn về nguyên tắc xét miễn, giảm thi hành án. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 12/2015/TTLT-BTP-BTC-TANDTC-VKSNDTC.
Trân trọng!