Phạm vi Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020

Phạm vi Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Hoàng Linh, hiện công tác tại Hải Phòng. Tôi đang tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020. Cho tôi hỏi: Phạm vi của Đề án này được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)    

Theo quy định tại Phần hai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020 ban hành kèm theo Quyết định 4041/QĐ-BYT năm 2017 thì phạm vi của đề án này được quy định như sau: 

1. Phạm vi: Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú và bán thuốc kê đơn trong đó tập trung kiểm soát kê đơn kháng sinh và bán thuốc kháng sinh.

2. Thời gian và địa bàn triển khai

2.1. Giai đoạn 2017-2018

- Bộ Y tế phối hợp Sở Y tế triển khai Đề án tại tỉnh Nam Định, tỉnh Vĩnh Phúc, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ.

- Các tỉnh/thành phố còn lại giao cho địa phương thực hiện, thống nhất sử dụng bộ công cụ khảo sát, kiểm tra về kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn của Bộ Y tế.

Cho phép các địa phương áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thực hiện Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn và bán thuốc kê đơn. Bộ Y tế sẽ triển khai quản lý hoạt động bán lẻ thuốc của các nhà thuốc bằng công nghệ thông tin trên phạm vi toàn quốc.

2.2. Giai đoạn 2 (2018-2020): Mở rộng Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơntrên toàn quốc.

3. Đối tượng và cỡ mẫu nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Nhà thuốc, quầy thuốc: Nhà thuốc, quầy thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; nhà thuốc, quầy thuốc ngoài khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Cơ sở khám, chữa bệnh: Bệnh viện công lập và tư nhân, Phòng khám đa khoa tư nhân; phòng khám tư nhân chuyên khoa nội tổng hợp, chuyên khoa nhi, chuyên khoa tai mũi họng.

- Người bán lẻ thuốc và người kê đơn thuốc.

- Người mua thuốc tại nhà thuốc, quầy thuốc.

- Người bệnh khám bệnh tại cơ sở khám, chữa bệnh.

3.2. Tiêu chí lựa chọn mẫu

- Nhà thuốc/quầy thuốc: Cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược còn hiệu lực, đạt GPP.

- Người bán thuốc: Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở hoặc nhân viên bán thuốc trực tiếp giao dịch với khách hàng.

- Người mua thuốc tại nhà thuốc/quầy thuốc: Người vừa mua thuốc tại nhà thuốc/quầy thuốc, độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, tâm lý bình thường, đồng ý tham gia phỏng vấn.

- Cơ sở khám, chữa bệnh:

+ Bệnh viện đa khoa công lập: Lựa chọn bệnh viện đa khoa tỉnh, trường hợp tỉnh/thành phố không có bệnh viện đa khoa tỉnh lựa chọn bệnh viện đa khoa trung ương đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố.

+ Bệnh viện chuyên khoa công lập: Ưu tiên chọn bệnh viện theo thứ tự chuyên khoa nhi, chuyên khoa tai mũi họng, chuyên khoa sản, chuyên khoa ngoại, chuyên khoa mắt...

+ Bệnh viện tư nhân: Ưu tiên chọn bệnh viện theo thứ tự bệnh viện đa khoa, chuyên khoa nhi, chuyên khoa tai mũi họng, chuyên khoa sản, chuyên khoa ngoại, chuyên khoa mắt...

Bệnh viện tư nhân chỉ lựa chọn với các tỉnh/thành phố có bệnh viện tư nhân đóng trên địa bàn.

- Đơn thuốc: Đơn thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú có kê kháng sinh

3.3. Cỡ mẫu

- Toàn bộ nhà thuốc/quầy thuốc của 01 quận/huyện, thị xã của tỉnh/thành phố; nhà thuốc/quầy thuốc trong khuôn viên các cơ sở khám, bệnh chữa bệnh được khảo sát.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: 01 bệnh viện đa khoa công lập, 01 bệnh viện chuyên khoa công lập, 01 bệnh viện tư nhân trên địa bàn tỉnh/ thành phố và toàn bộ phòng khám đa khoa tư nhân và phòng khám tư nhân chuyên khoa nội tổng hợp, chuyên khoa nhi, chuyên khoa tai mũi họng của 01 quận/huyện, thị xã của tỉnh/thành phố;

- Toàn bộ người bán thuốc của các cơ sở bán lẻ thuốc tại thời điểm được khảo sát (tối thiểu 01 người/01 cơ sở bán lẻ thuốc).

- 30 người mua thuốc tại nhà thuốc/quầy thuốc ngoài khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- 30 người kê đơn thuốc tại các cơ sở khám, chữa bệnh:

+ 05 người kê đơn thuốc tại bệnh viện đa khoa công lập.

+ 05 người kê đơn thuốc tại bệnh viện chuyên khoa công lập.

+ 05 người kê đơn thuốc tại bệnh viện tư nhân.

+ 15 người kê đơn thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân khác (mỗi cơ sở ít nhất 01 người).

- Đánh giá 300 đơn thuốc tại các cơ sở khám, chữa bệnh công lập, 200 đơn thuốc tại các bệnh viện, phòng khám đa khoa tư nhân và 30 đơn thuốc tại các phòng khám chuyên khoa tư nhân có kê thuốc kháng sinh về việc tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế về sử dụng kháng sinh trong các bệnh lý nhiễm trùng.

Trên đây là nội dung tư vấn về phạm vi Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 4041/QĐ-BYT năm 2017.

Trân trọng!

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào