Việc lập kế hoạch kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt được thực hiện ra sao?

Việc lập kế hoạch kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Tây Ninh. Trong quá trình làm việc, tôi có tìm hiểu thêm các quy định liên quan đến công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt, trong đó, một vài vấn đề tôi chưa nắm rõ. Cho tôi hỏi, việc lập kế hoạch kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt được tiến hành như thế nào? Vấn đề này tôi có thể tham khảo thêm thông tin tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!  Lê Hương Lan (lan***@gmail.com)

Ngày 15/11/2010, Bộ Công an ban hành Thông tư 26/2010/TT-BCA quy định việc cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt. Thông tư này quy định nhiệm vụ, quyền hạn, nội dung, trình tự kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân và áp dụng đối với Công an các đơn vị, địa phương; cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt và tổ chức, cá nhân có liên quan.

Theo đó, việc lập kế hoạch kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 26/2010/TT-BCA. Cụ thể như sau:

Căn cứ vào chương trình công tác, yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt và trật tự, an toàn xã hội, Công an các đơn vị, địa phương lập kế hoạch kiểm tra, kế hoạch phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt.

Nội dung kế hoạch phải nêu rõ mục đích, yêu cầu; hình thức, nội dung, biện pháp, thời gian kiểm tra; trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ; đơn vị phối hợp, phân công cụ thể cho từng thành viên trong tổ công tác. Đối với kế hoạch có sự phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, phải trao đổi thống nhất về nội dung và thời gian tiến hành kiểm tra với các cơ quan, đơn vị đó trước khi phê duyệt kế hoạch.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về việc lập kế hoạch kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 26/2010/TT-BCA.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vi phạm hành chính

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào