Đối tượng nào được áp dụng phụ cấp ưu đãi nghề đối với người làm công tác dự trữ quốc gia?
Đối tượng được áp dụng phụ cấp ưu đãi nghề đối với người làm công tác dự trữ quốc gia được quy định tại Điều 5 Thông tư 33/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên và phụ cấp ưu đãi nghề đối với người làm công tác dự trữ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:
1. Công chức (kể cả tập sự) đã được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP trực tiếp làm nhiệm vụ tại các Chi cục Dự trữ Nhà nước, văn phòng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
2. Người trực tiếp làm công tác dự trữ quốc gia tại các đơn vị dự trữ quốc gia thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
3. Đối tượng nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này không được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề dự trữ quốc gia trong các trường hợp sau:
a) Nghỉ hưu, thôi việc, nghỉ việc hoặc thuyên chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác, không trực tiếp làm công tác dự trữ quốc gia;
b) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
c) Thời gian đi học tập trung trong nước từ ba tháng liên tục trở lên;
d) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương từ một tháng liên tục trở lên;
đ) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội;
e) Thời gian bị đình chỉ công tác;
g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung quy định về đối tượng được áp dụng phụ cấp ưu đãi nghề đối với người làm công tác dự trữ quốc gia. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 33/2014/TT-BTC.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật