Việc phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Nguyên tắc phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Em là sinh viên Khoa Luật Kinh tế trường Đại học Luật Hà Nội. Trong quá trình học, em có tìm hiểu một số thông tin về vấn đề bình đẳng giới tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới. Qua một số tài liệu, em được biết, hiện nay, vấn đề bình đẳng giới đang được cả xã hội quan tâm và được phối hợp quản lý bởi rất nhiều ban ngành, cơ quan. Vậy, việc phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới được thực hiện theo nguyên tắc nào? Em có thể tham khảo thêm vấn đề này tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý chuyên gia. Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Đào Thu Thảo (thao***@yahoo.com)

Ngày 04/6/2008, Chính phủ ban hành Nghị định 70/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật bình đẳng giới.

Theo đó, nguyên tắc phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 8 Nghị định 70/2008/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp khi thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp thực hiện một hoặc một số công việc trên cơ sở các nguyên tắc sau:

1. Nội dung phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới phải liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan phối hợp.

2. Bảo đảm tính khách quan trong quá trình phối hợp.

3. Bảo đảm yêu cầu chuyên môn, chất lượng và thời hạn phối hợp; nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong việc giải quyết các công việc liên quan đến nội dung phối hợp.

4. Bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động phối hợp; đề cao trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và cán bộ, công chức tham gia phối hợp.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về nguyên tắc phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 70/2008/NĐ-CP .

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào