Quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam sau khi nhận hồ sơ vụ việc chống bán phá giá

Quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam sau khi nhận hồ sơ vụ việc chống bán phá giá được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại TPHCM trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Hiện tại, tôi đang tìm hiểu về cơ chế chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào nước ta. Qua một số tài liệu, tôi được biết việc xử lý vụ việc chống bán phá giá phải tiến hành theo quy trình nhất định và trong quá trình đó cơ quan điều tra phải lập hồ sơ vụ việc chống bán phá giá. Vậy, sau khi nhận được hồ sơ, Hội đồng xử lý vụ việc phải ra những quyết định nào? Nhờ các chuyên gia trả lời giúp tôi, theo quy định hiện hành, hồ sơ vụ việc chống bán phá giá gồm những giấy tờ, tài liệu nào? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Đặng Hồng Thanh (thanh***@gmail.com)

Ngày 04/8/2005, Chính phủ ban hành Nghị định 90/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là Pháp lệnh Chống bán phá giá) về Cơ quan điều tra chống bán phá giá, Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá; thủ tục, nội dung điều tra và việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam.

Theo đó, quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam sau khi nhận hồ sơ vụ việc chống bán phá giá là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 1 Điều 39 Nghị định 90/2005/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Trên cơ sở bộ hồ sơ vụ việc chống bán phá giá theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định này, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ, Hội đồng xử lý chịu trách nhiệm thảo luận và quyết định theo đa số các vấn đề sau đây:

a) Có hay không có tình trạng bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam;

b) Có hay không có tình trạng ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể;

c) Có hay không có mối quan hệ giữa việc bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

Cũng theo quy định này, trong trường hợp kết quả biểu quyết về các vấn đề quy định tại khoản 1 Điều này là ngang nhau, Hội đồng xử lý quyết định theo phía có ý kiến của Chủ tọa phiên họp.

Trong trường hợp quyết định của Hội đồng xử lý theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này khẳng định có bán phá giá và việc bán phá giá là nguyên nhân gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, Hội đồng xử lý phải kiến nghị Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam sau khi nhận hồ sơ vụ việc chống bán phá giá. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 90/2005/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chống bán phá giá

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào