Khi tiến hành giải quyết vụ việc chống bán phá giá, Điều tra viên có các nhiệm vụ, quyền hạn nào?
Ngày 04/8/2005, Chính phủ ban hành Nghị định 90/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là Pháp lệnh Chống bán phá giá) về Cơ quan điều tra chống bán phá giá, Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá; thủ tục, nội dung điều tra và việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam.
Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Điều tra viên khi tiến hành giải quyết vụ việc chống bán phá giá là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 10 Nghị định 90/2005/NĐ-CP. Cụ thể bao gồm:
1. Thực hiện các nhiệm vụ điều tra theo sự phân công của người đứng đầu Cơ quan điều tra.
2. Yêu cầu các bên liên quan cung cấp thông tin cần thiết và các tài liệu có liên quan đến vụ việc chống bán phá giá.
3. Giữ bí mật thông tin được bảo mật theo quy định tại Điều 30 Nghị định này.
4. Bảo quản tài liệu đã được cung cấp.
5. Báo cáo điều tra sau khi kết thúc điều tra vụ việc chống bán phá giá, soạn thảo và trình người đứng đầu Cơ quan điều tra kết luận sơ bộ, kết luận cuối cùng liên quan đến quá trình điều tra.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về nhiệm vụ, quyền hạn của Điều tra viên khi tiến hành giải quyết vụ việc chống bán phá giá. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 90/2005/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật