Chuyển xếp lương khi bổ nhiệm vào ngạch giáo sư trong các cơ sở giáo dục đại học và sau đại học
Chuyển xếp lương khi bổ nhiệm vào ngạch giáo sư trong các cơ sở giáo dục đại học và sau đại học được quy định tại Tiểu mục 1 và Tiểu mục 2 Mục III Thông tư 22/2003/TT-BNV quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh giáo sư và phó giáo sư; Bộ Nội vụ hướng dẫn việc bổ nhiệm và miễn nhiệm các ngạch giáo sư, phó giáo sư trong các cơ sở giáo dục đại học và sau đại học công lập. Cụ thể là:
Căn cứ vào bảng lương của ngành giáo dục và đào tạo (bảng lương 15) ban hành kèm theo Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ, việc chuyển xếp lương khi bổ nhiệm ngạch giáo sư trong các cơ sở giáo dục đại học và sau đại học được thực hiện như sau:
- Đối với nhà giáo được bổ nhiệm vào ngạch giáo sư đang xếp ở ngạch lương phó giáo sư - giảng viên chính thì được xếp vào ngạch lương giáo sư (mã số 15.109).
Việc xếp hệ số lương được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 39/2000/TT-BTCCBCP ngày 19 tháng 6 năm 2000 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫn việc xếp lương khi bổ nhiệm vào ngạch đối với công chức đạt kỳ thi nâng ngạch.
- Đối với nhà giáo đang xếp ở ngạch lương giáo sư (mã số 15.109) được bổ nhiệm vào ngạch giáo sư thì được xếp lên bậc trên liền kề của ngạch lương giáo sư. thời gian tính nâng bậc lương lần sau kể từ khi nâng bậc lần cuối trước khi được bổ nhiệm vào ngạch giáo sư.
Ví dụ : ông Nguyễn Văn A giảng dạy trong trường đại học N đang xếp ở ngạch lương giáo sư (mã số 15.109), bậc 2 hệ số lương 5,23 từ ngày 01 tháng 5 năm 2002, được bổ nhiệm vào ngạch giáo sư từ ngày 01 tháng 6 năm 2003, ông A được xếp lên bậc 3 hệ số lương 5,54; thời gian tính nâng bậc lương lần sau từ ngày 01 tháng 5 năm 2002.
Trên đây là nội dung tư vấn về chuyển xếp lương khi bổ nhiệm ngạch giáo sư trong các cơ sở giáo dục đại học và sau đại học. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 22/2003/TT-BNV.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật