Điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế công trình cấp đặc biệt
1. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Xây dựng 2014 (đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2015), loại công trình được xác định theo công năng sử dụng có 5 loại công trình gồm:
- Công trình dân dụng;
- Công trình công nghiệp;
- Công trình giao thông;
- Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình quốc phòng, an ninh.
2. Theo quy định tại Điều 48 Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 07/2/2009 (đến nay vẫn còn hiệu lực áp dụng theo văn bản 3482/BXD-HĐXD ngày 30/12/2014 của Bộ Xây dựng), thì Chủ trì thiết kế xây dựng công trình được phân thành 2 hạng như sau:
- Đối với Hạng 1 yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận; đã làm chủ trì thiết kế chuyên môn của ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.
- Đối với Hạng 2 yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận; đã làm chủ trì thiết kế chuyên môn của ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại hoặc đã tham gia thiết kế 5 công trình cùng loại.
Như vậy, căn cứ vào quy định của Điều 5 Luật Xây dựng 2014 và quy định của Nghị định 12/2009/NĐ-CP, nếu cá nhân đã chủ trì thiết kế công trình cơ sở, phổ thông trung học, quy mô 05 tầng; Trường đại học với chiều cao 40 m (11 tầng hầm); Trụ sở văn phòng 08 tầng nổi + 1 hầm (có nghĩa là đã chủ trì thiết kế trên 2 công trình dân dụng cấp II) thì được xếp chủ trì thiết kế hạng I để chủ trì thiết kế các công trình dân dung cấp I, cấp đặc biệt. Công trình dân dụng ở đây theo quy định tại Thông tư số 10/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng là bao gồm các công trình nhà ở, nhà chung cư, công trình công cộng khác.
Thư Viện Pháp Luật