Quan hệ công tác giữa Bộ Lao động Thương Binh Xã hội với cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành

Quan hệ công tác giữa Bộ LĐTBXH với cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức chính trị - xã hội được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Anh Khoa. Tôi đang tìm hiểu các quy định liên quan đến chế độ làm việc của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tôi đang có một thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp cho tôi. Cho tôi hỏi, quan hệ công tác giữa Bộ LĐTBXH với cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, tổ chức chính trị - xã hội được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! (khoa***@gmail.com)

Quan hệ công tác giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức chính trị - xã hội được quy định tại Điều 12 Quy chế làm việc của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 486/QĐ-LĐTBXH năm 2017 như sau:

- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ khi giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị khác, nhất thiết phải trao đổi với thủ trưởng đơn vị đó bằng văn bản. Thủ trưởng đơn vị được hỏi ý kiến phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị; nếu văn bản hỏa tốc, văn bản đề nghị có ghi thời hạn cụ thể thì thực hiện theo thời hạn được ghi tại văn bản đó. Sau thời hạn trên, nếu đơn vị được hỏi không trả lời thì được coi là đã đồng ý với ý kiến được hỏi và phải chịu trách nhiệm về các nội dung có liên quan.

- Đơn vị chủ trì chịu trách nhiệm chính về toàn bộ quá trình xử lý công việc. Trường hợp phải phối hợp với các đơn vị khác (trong Bộ, ngoài Bộ) thì đơn vị chủ trì có trách nhiệm chuyển hồ sơ, tài liệu liên quan cho đơn vị phối hợp. Đối với đề án liên ngành, khi yêu cầu cơ quan chủ trì đề án làm rõ thêm nội dung hoặc cung cấp thêm thông tin về đề án đó thì đơn vị phối hợp thông qua đơn vị chủ trì đề án để thực hiện.

- Đối với những vấn đề không thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị hoặc vượt quá khả năng giải quyết của mình, thủ trưởng đơn vị chủ trì phải chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan để báo cáo xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây là nội dung quy định về quan hệ công tác giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức chính trị - xã hội. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 486/QĐ-LĐTBXH năm 2017.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiêu chí đánh giá xếp loại chất lượng Đảng viên

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào