Thủ tục hải quan đối với pha chế xăng dầu trong kho ngoại quan xăng dầu

Thủ tục hải quan đối với pha chế xăng dầu trong kho ngoại quan xăng dầu được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thu Ký Luật, tôi là Xuân Đặng. Tôi đang tìm hiểu các quy định liên quan đến hoạt động xuất, nhập xăng dầu, nguyên liệu để pha chế xăng dầu; hoạt động pha chế, chuyển đổi chủng loại xăng dầu tại kho ngoại quan xăng dầu. Tôi có một thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, thủ tục hải quan đối với pha chế xăng dầu trong kho ngoại quan xăng dầu được thực hiện ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Xuân Đặng (xuandang*****@gmail.com)

Thủ tục hải quan đối với pha chế xăng dầu trong kho ngoại quan xăng dầu được quy định được quy định tại Điều 8 Thông tư 106/2016/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hoạt động xuất, nhập xăng dầu, nguyên liệu để pha chế xăng dầu; hoạt động pha chế, chuyển đổi chủng loại xăng dầu tại kho ngoại quan xăng dầu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Cụ thể là:

1. Hồ sơ nộp hải quan:

a) Trước khi tiến hành pha chế:

a.1) Giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu: Nộp 01 bản chụp có xác nhận và đóng dấu của chủ kho;

a.2) Văn bản đề nghị được pha chế xăng dầu và phương án pha chế: Nộp 01 bản chính;

a.3) Tờ khai nhập kho của xăng dầu dự kiến pha chế: Nộp 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền;

a.4) Hợp đồng thuê dịch vụ pha chế (đối với trường hợp thuê dịch vụ pha chế): Nộp 01 bản chụp có xác nhận và đóng dấu của chủ kho;

a.5) Chứng thư giám định về khối lượng, chủng loại của xăng dầu, nguyên liệu là đầu vào của quá trình pha chế: Nộp 01 bản chụp từ bản chính có đóng dấu xác nhận của thương nhân.

b) Sau khi tiến hành pha chế:

b.1) Chứng thư giám định về khối lượng, chủng loại và chất lượng của sản phẩm xăng dầu sau pha chế: Nộp 01 bản chính;

b.2) Bảng kê xăng dầu sau pha chế (theo Mẫu BK02-XDPC Phụ lục đính kèm Thông tư này): Nộp 02 bản chính;

b.3) Bảng định mức xăng dầu sau pha chế (theo Mẫu BĐMXDPC Phụ lục đính kèm Thông tư này): Nộp 02 bản chính.

2. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý kho:

a) Sau khi nhận hồ sơ phù hợp với quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, lãnh đạo Chi cục Hải quan quản lý kho cho phép tiến hành pha chế và quyết định hình thức giám sát phù hợp;

b) Công chức hải quan giám sát việc pha chế xăng dầu, tổng hợp thống kê số liệu, theo dõi xăng dầu, nguyên liệu đầu vào của quá trình pha chế và xăng dầu sau pha chế;

c) Kết thúc quá trình pha chế, xác nhận trên Bảng kê xăng dầu sau pha chế quy định tại điểm b2 khoản 1 Điều này, trả chủ kho 01 bản chính, lưu cơ quan Hải quan 01 bản chính;

d) Vào ngày làm việc thứ hai của tháng tiếp theo, Chi cục Hải quan quản lý kho báo cáo Cục Hải quan tỉnh/thành phố về xăng dầu sau pha chế tại kho (theo Mẫu BC04-XDPC Phụ lục đính kèm Thông tư này).

3. Trách nhiệm của Cục Hải quan tỉnh/thành phố:

Mỗi quý, vào ngày 05 tháng đầu tiên của quý tiếp theo, Cục Hải quan tỉnh, thành phố căn cứ báo cáo xăng dầu sau pha chế của Chi cục Hải quan quản lý kho tổng hợp báo cáo Tổng cục Hải quan về xăng dầu pha chế tại kho (theo Mẫu BC04-XDPC Phụ lục đính kèm Thông tư này).

4. Trách nhiệm của chủ kho:

a) Nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Đảm bảo nguyên trạng xăng dầu, nguyên liệu nhập kho chứa trong bồn bể chứa xăng dầu, nguyên liệu dự kiến pha chế và xăng dầu sau pha chế trong thời gian chờ thông báo kết quả giám định;

c) Sản phẩm xăng dầu sau pha chế được sử dụng làm nguyên liệu tiếp tục pha chế, chủ kho chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng trước, sau quá trình pha chế, tỉ lệ hao hụt trong quá trình pha chế và nộp bổ sung bản sao bộ hồ sơ đã pha chế đối với phần sản phẩm được sử dụng làm nguyên liệu pha chế;

d) Vào ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo, chủ kho tổng hợp báo cáo Chi cục Hải quan quản lý kho về xăng dầu sau pha chế tại kho (theo Mẫu BC04-XDPC Phụ lục đính kèm Thông tư này);

đ) Chủ kho có trách nhiệm lưu trữ đầy đủ và xuất trình cho Chi cục Hải quan quản lý kho khi được yêu cầu đầy đủ các số liệu về số lượng, chủng loại các nguyên liệu, phụ gia, thành phẩm đầu vào khi pha chế cũng như các số liệu về số lượng, chủng loại, chất lượng, tỷ lệ hao hụt của các nguyên liệu, thành phẩm là sản phẩm của quá trình pha chế.

Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục hải quan đối với pha chế xăng dầu trong kho ngoại quan xăng dầu. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 106/2016/TT-BTC.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kho ngoại quan

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào