Giám sát ngân hàng gồm những biện pháp xử lý nào?

Các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Em là sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng trường Đại học Quốc tế. Trong quá trình học, em có tìm hiểu thêm về hoạt động giám sát ngân hàng. Qua một số tài liệu, em được biết đây là hoạt động của đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng trong việc thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin về đối tượng giám sát ngân hàng. Vậy, trong quá trình giám sát ngân hàng, những biện pháp xử lý nào được áp dụng? Vấn đề này được quy định cụ thể tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Nhật Minh (minh***@gmail.com)

Ngày 01/12/2017, Thông tư 08/2017/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành chính thức có hiệu lực. Theo đó, giám sát ngân hàng là hoạt động của đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng trong việc thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin về đối tượng giám sát ngân hàng thông qua hệ thống thông tin, báo cáo nhằm phòng ngừa, phát hiện ngăn chặn và xử lý kịp thời các rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng vi phạm quy định an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 17 Thông tư 08/2017/TT- NHNN. Cụ thể bao gồm:

1. Khuyến nghị, cảnh báo.

2. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

3. Kiến nghị cấp có thẩm quyền các biện pháp xử lý giám sát ngân hàng khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 08/2017/TT-NHNN.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào