Quyền và nghĩa vụ của tổ chức văn thư, lưu trữ Bộ, cơ quan ngang Bộ

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức văn thư, lưu trữ Bộ, cơ quan ngang Bộ được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Trần Đức Cảnh. tôi đang tìm hiểu các quy định liên quan đến tổ chức căn thư, lưu trữ Bộ, cơ quan ngang Bộ. Tôi có một thắc mắc cần Ban biên tập giáp đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, quyền và nghĩa vụ của tổ chức văn thư, lưu trữ Bộ, cơ quan ngang Bộ được quy định ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Trần Đức Cảnh (duccanh*****@gmail.com)

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức văn thư, lưu trữ Bộ, cơ quan ngang Bộ được quy định tại Điều 3 Thông tư 06/2015/TT-BNV về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của tổ chức văn thư, lưu trữ Bộ, cơ quan ngang Bộ do Bộ Nội vụ ban hành. Cụ thể là:

1. Phòng Văn thư - Lưu trữ giúp Chánh Văn phòng Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Xây dựng, trình Bộ ban hành các chế độ, quy định về văn thư, lưu trữ;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và của Bộ về công tác văn thư, lưu trữ;

c) Xây dựng, tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, hàng năm về công tác văn thư, lưu trữ;

d) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, sáng kiến vào công tác văn thư, lưu trữ;

đ) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ cho công chức, viên chức của Bộ;

e) Thực hiện chế độ báo cáo đột xuất, báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê tổng hợp về công tác văn thư, lưu trữ và tài liệu lưu trữ theo quy định;

g) Thực hiện sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về công tác văn thư, lưu trữ.

2. Thực hiện công tác văn thư của Bộ

a) Quản lý văn bản đi, văn bản đến;

b) Quản lý sổ sách, cơ sở dữ liệu về văn bản;

c) Quản lý, sử dụng con dấu của Bộ và các loại con dấu khác được giao;

d) Hướng dẫn công chức lập hồ sơ; giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan;

đ) Thực hiện chế độ báo cáo, báo cáo thống kê cơ sở về công tác văn thư.

3. Thực hiện công tác lưu trữ của Bộ

a) Thu thập hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan;

b) Quản lý tài liệu lưu trữ điện tử, hướng dẫn lập hồ sơ, tài liệu điện tử;

c) Phân loại, chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu; thực hiện các thủ tục tiêu hủy tài liệu hết giá trị;

d) Bố trí kho bảo quản và thực hiện nghiệp vụ bảo quản tài liệu;

đ) Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ;

e) Giao nộp hồ sơ, tài liệu thuộc diện nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ quốc gia;

g) Thực hiện chế độ báo cáo, báo cáo thống kê cơ sở về công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ.

Trên đây là nội dung tư vấn về quyền và nghĩa vụ của tổ chức văn thư, lưu trữ Bộ, cơ quan ngang Bộ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 06/2015/TT-BNV.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ quan ngang bộ

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào