So sánh bảo hiểm xã hội với gửi tiết kiệm

Bảo hiểm xã hội và gửi tiết kiệm có sự khác nhau như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Hoàng, sống tại Hà Nội. Hiện nay tôi đang làm việc trong lĩnh vực tài chính. Tôi đang tìm hiểu về bảo hiểm xã hội với gửi tiết kiệm và tôi có thắc mắc cần được giải đáp. Bảo hiểm xã hội và gửi tiết kiệm có sự khác nhau như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)     

Theo quy định tại Tài liệu Định hướng nội dung tuyên truyền trọng điểm, đính kèm Công văn 3758/BHXH-TT năm 2017 về tăng cường công tác tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành thì:

Nếu so sánh giữa tham gia BHXH để hưởng lương hưu và gửi tiết kiệm thì về cơ bản cũng tương tự như đã phân tích trong tương quan giữa tham gia BHXH và bảo hiểm nhân thọ. Bởi các ngân hàng cũng hoạt động nhằm mục đích sinh lời và là nghề kinh doanh có lời nhất và cũng có thể bị phá sản. Như vậy, phần tiền lời đó cũng được lấy chính từ tiền gửi tiết kiệm của người gửi.

Khi gửi tiết kiệm, người tham gia được hưởng một khoản tiền lãi theo kỳ hạn của tiền gửi, sau thời gian khoảng 20 đến 30 năm thì giá trị của khoản tiền gốc còn lại rất ít. Đây là điều ngược lại với BHXH khi tiền đóng BHXH được trả lại bằng việc điều chỉnh tăng theo chỉ giá tiêu dùng (CPI) qua từng năm và trở thành căn cứ để tính lương hưu.

Để so sánh lợi ích từ việc đầu tư khi tham gia BHXH tự nguyện so với việc gửi tiết kiệm của một người tham gia BHXH và gửi tiền tiết kiệm, xin dẫn chứng bằng ví dụ với các giả định như sau:

- Đóng BHXH và gửi tiết kiệm 20 năm tính từ năm 2008 (năm 2008 là năm đầu tiên thực hiện BHXH tự nguyện);

- Số tiền gửi tiết kiệm bằng số tiền đóng BHXH duy trì trong suốt 20 năm và số tiền đóng BHXH được tính bằng tỷ lệ % theo quy định của từng thời kỳ tính trên số tiền người tham gia lựa chọn làm căn cứ đóng BHXH là 5.000.000 đồng.

Cụ thể như sau:

- Về mức đóng BHXH tự nguyện:

+ Năm 2008-2009: 800.000đ (bằng 16%);

+ Năm 2010-2011: 900.000đ (bằng 18%);

+ Năm 2012-2013: 1.100.000đ (bằng 20%);

+ Năm 2014 trở đi: 1.100.000đ (bằng 22%);

- Lãi suất tiết kiệm: 7%/năm; tính theo lãi gộp qua từng năm.

Chỉ số điều chỉnh tiền đóng BHXH theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 5%/năm tính từ năm thứ nhất (chỉ số CPI tăng bình quân 8,1%/năm tính từ năm 2008 đến nay);

- Người tham gia hưởng lương hưu từ năm 2028 khi đủ 55 tuổi đối với nữ tỷ lệ % hưởng lương hưu theo quy định là 55% (nam giới đủ 60 tuổi, tỷ lệ là 45%);

- Mức điều chỉnh lương hưu bình quân tăng: 7%/năm (lấy thấp hơn mức tăng thấp nhất kể từ năm 1993 đến năm 2017).

- Kỳ vọng sống sau tuổi nghỉ hưu là 20 năm;

- Mức lương cơ sở tại thời điểm năm 2048 là 10.000.000 đồng, tăng 8,27%/năm (từ năm 2008 đến tháng 6/2017 mức tăng lương cơ sở bình quân là 13,7%/năm);

- Trợ cấp tuất một lần bằng 3 tháng lương hưu tại thời điểm chết (mức thấp nhất theo quy định).

Kết quả như sau:

 

Đóng BHXH để hưởng lương hưu

Gửi tiết kiệm

Lao động nữ

Lao động nam

Tổng tiền đóng BHXH/gửi tiết kiệm

249.600.000

249.600.000

249.600.000

Tổng tiền đóng BHXH sau khi điều chỉnh theo CPI; tiền gốc + lãi gửi tiết kiệm sau 20 năm

1.713.000.000

1.713.000.000

494.881.815

Mức bình quân tiền lương làm căn cứ tính lương hưu sau khi đã điều chỉnh theo CPI

7.137.500

7.137.500

 

Tỷ lệ % hưởng lương hưu

55%

45%

 

Mức lương hưu năm đầu tiên, lãi tiết kiệm hàng tháng

3.925.625

3.211.875

2.886.811

Tổng tiền lương hưu; Tổng tiền lãi tiết kiệm

1.931.195.000

1.580.068.763

692.834.541

Tiền đóng BHYT

86.903.784

71.103.094

0

Trợ cấp mai táng

100.000.000

100.000.000

0

Trợ cấp tuất 1 lần

42.591.393

34.847.503

0

Tổng quyền lợi

2.160.690.329

1.786.019.000

1.187.717.000

Chênh lệch so với tiết kiệm

973.333.000

598.303.000

 

Như vậy, cùng với số tiền gửi tiết kiệm là 249.600.000 đồng, nhưng đầu tư để tham gia BHXH tự nguyện thì được hưởng an sinh xã hội trọn đời với tổng số tiền được hưởng là 2.160.690.000 đồng (đối với nam là 1.786.019.000 đồng) và nhiều hơn gửi tiết kiệm với số tiền rất lớn là 973.333.000 đồng (đối với nam là 598.303.000 đồng); trường hợp tham gia BHXH bắt buộc thì lợi ích là vô cùng lớn do số tiền người lao động phải bỏ ra đóng BHXH chỉ là 90.763.600 đồng, phần còn lại do đơn vị đóng. Ngoài ra, người lao động trong suốt thời gian hưởng lương hưu được khám, chữa bệnh do quỹ BHYT chi trả với số tiền không thể thống kê được.

Nếu xét về thực tiễn cuộc sống, xin cung cấp thêm một số thông tin được đăng tải trên Báo điện tử của Trung ương Hội khuyến học Việt Nam (Báo Dân trí) và Báo điện tử VietNamNet vào ngày 10/6/2017 với tiêu đề “12 sổ tiết kiệm trị giá căn nhà: Sau 20 năm còn 3 bát phở”. Nội dung bài báo đã kể về một số câu chuyện về hành trình tích cóp tiền đem gửi tiết kiệm của một số người và sau mấy chục năm họ ngã ngửa khi tiền gửi “bốc hơi” còn bằng cân thịt, mớ rau, thậm chí có trường hợp chỉ còn 0 đồng.

Câu chuyện thứ nhất; Từ năm 1982-1985, vợ chồng ông Lê Minh Toán (phường Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội) dành dụm được tổng giá trị 4.100 đồng và gửi 12 cuốn sổ tiết kiệm vào các quỹ tiết kiệm thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương. Ở thời điểm ấy, số tiền ông gửi đủ mua thêm một căn hộ nhỏ ở trung tâm Hà Nội. Đến khi về hưu, năm 2002, ông Toán áng chừng số tiền cả gốc lẫn lãi mà cả đời ông gửi tiết kiệm sẽ vào khoảng 50-70 triệu đồng và cầm sổ tiết kiệm ra ngân hàng rút tiền. Nhưng ông đau xót khi biết số tiền sau 20 năm, cả gốc lẫn lãi ông chỉ thu được 109.778 đồng, đủ trả ba tô phở.

Câu chuyện thứ hai: Anh Hoàng Nam Thành (TPHCM) gửi tiết kiệm 2 chỉ vàng từ cuối năm 1983, sau 34 năm chỉ còn 0 đồng.

Câu chuyện thứ ba: ông Nguyễn Vinh Rượu (Hòa Vang, Đà Nẵng) gửi 90 đồng vào quỹ tiết kiệm theo dạng tiết kiệm không kỳ hạn từ ngày 27/9/1983, đến sáng 31/3/2015, bà Nguyễn Thị Thạnh (con gái ông Rượu) mang sổ tiết kiệm đến Ngân hàng VietinBank hỏi và được trả lời theo ước tính của nhân viên ngân hàng thì bà Thạnh sẽ được nhận hơn 20.000 đồng.

Như vậy càng củng cố thêm nhận định: Đối với quỹ BHXH, dù đồng tiền mất giá vẫn luôn được Nhà nước điều chỉnh kịp thời bù đắp lại quyền lợi cho người tham gia BHXH. Vì vậy, người hưởng lương hưu luôn có mức lương ổn định trong suốt cuộc đời, không bị rủi ro như gửi tiết kiệm.

Mỗi một người khi còn khả năng lao động để tạo thu nhập thì việc chủ động lo toan cho cuộc sống của mình khi về già là điều tất yếu. Trong trường hợp chúng ta có thu nhập dư giả thì có nhiều lựa chọn. Có thể đồng thời vừa tham gia BHXH, vừa tham gia bảo hiểm nhân thọ và gửi tiết kiệm để được hưởng nhiều quyền lợi hơn và rất hữu ích. Tuy nhiên, điều đó nằm ngoài khả năng của nhiều người. Việc lựa chọn tham gia bảo hiểm nhân thọ hoặc gửi tiết kiệm thay cho tham gia BHXH là không thực tế. Trong trường hợp điều kiện về tài chính có hạn, đặc biệt là những người có thu nhập thấp, người nghèo, người cận nghèo thì việc lựa chọn tham gia BHXH để được hưởng lương hưu, BHYT cho cuộc sống của mình khi về già là sự lựa chọn hiệu quả nhất và thông minh nhất.

Trên đây là nội dung tư vấn về so sánh bảo hiểm xã hội với gửi tiết kiệm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Công văn 3758/BHXH-TT năm 2017.

Trân trọng!     

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào