Hội nghị cán bộ, công chức lấy ý kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán trung cấp được quy định như thế nào?
Hội nghị cán bộ, công chức lấy ý kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán trung cấp được quy định tại Khoản 3 Điều 4 Quyết định 866/QĐ-TANDTC năm 2016 Quy định về trình tự, thủ tục và mẫu hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau:
Hội nghị cán bộ, công chức lấy ý kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao/Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh/Thủ trưởng đơn vị của Tòa án nhân dân tối cao thực hiện, bằng hình thức phiếu kín. Riêng Tòa án nhân dân cấp cao, đơn vị của Tòa án nhân dân tối cao chỉ lấy ý kiến bổ nhiệm lần đầu.
a) Thành phần Hội nghị:
- Đối với Tòa án nhân dân cấp cao là Hội nghị cán bộ chủ chốt, gồm: lãnh đạo, Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa chuyên trách, Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Thẩm phán cao cấp, Trưởng các tổ chức, đoàn thể, Thẩm tra viên cao cấp và tương đương.
- Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh là Hội nghị cán bộ chủ chốt, gồm: lãnh đạo, Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa chuyên trách, Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Trưởng các tổ chức, đoàn thể của Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh.
- Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện: Do đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ của Tòa án nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp huyện tổ chức Hội nghị toàn thể cán bộ, công chức để lấy ý kiến về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán.
- Đối với các đơn vị của Tòa án nhân dân tối cao là Hội nghị toàn thể cán bộ, công chức của đơn vị.
b) Trình tự tiến hành Hội nghị:
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao/Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh/Thủ trưởng đơn vị của Tòa án nhân dân tối cao quán triệt các tiêu chuẩn, Điều kiện về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp theo quy định; thông báo danh sách đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết Điểm, mặt mạnh, mặt yếu của từng người trong danh sách.
- Tổ bỏ phiếu phát phiếu (xếp thứ tự ABC theo tên) kèm thông tin về người được giới thiệu để đại biểu dự hội nghị nghiên cứu;
- Hướng dẫn việc ghi phiếu;
- Ghi phiếu lấy ý kiến (phiếu không phải ký tên).
c) Kiểm phiếu và công bố kết quả: Tổ bỏ phiếu tiến hành kiểm phiếu, lập Biên bản lấy phiếu giới thiệu Thẩm phán theo Mẫu số 6 ban hành kèm theo Quy định này và công bố kết quả theo quy định.
Trên đây là nội dung tư vấn về hội nghị cán bộ, công chức lấy ý kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán trung cấp. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 866/QĐ-TANDTC năm 2016.
Trân trọng thông tin đến bạn!