Chức danh nào được trang bị máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến theo yêu cầu công tác, không quy định số lượng và mức giá?
Các chức danh được trang bị máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến theo yêu cầu công tác, không quy định số lượng và mức giá cụ thể được quy định tại Điều 5 Quyết định 58/2015/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
1. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
2. Chủ tịch nước.
3. Thủ tướng Chính phủ.
4. Chủ tịch Quốc hội.
- Việc thay thế máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến tại Điều này được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-BTC như sau:
Việc thay thế máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg được thực hiện như sau:
1. Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến trang bị cho các chức danh quy định tại Điều 5 Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg được thay thế theo yêu cầu công tác.
2. Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến quy định tại Điều 6 và Điều 7 Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg được thay thế khi đã sử dụng vượt quá thời gian theo quy định tại Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Bộ Tài chính quy định về chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi là Thông tư số 162/2014/TT-BTC) mà không thể tiếp tục sử dụng hoặc bị hư hỏng mà không đảm bảo an toàn khi vận hành.
3. Việc thay thế máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến được thực hiện theo thứ tự như sau:
a) Nhận điều chuyển từ các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
b) Mua mới trong trường hợp không có máy móc, thiết bị để nhận điều chuyển theo quy định tại điểm a khoản này.
4. Giá mua mới máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến thực hiện theo quy định tại Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg là giá mua đã bao gồm các loại thuế phải nộp theo quy định của pháp luật.
5. Khi được thay thế máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến, trường hợp máy móc, thiết bị được xử lý theo hình thức thanh lý thì số tiền thu được sau khi trừ các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được xử lý như sau:
a) Được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước (đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động, Ban Quản lý Chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước);
b) Được quản lý, sử dụng theo pháp luật về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (đối với đơn vị sự nghiệp công lập);
c) Được sử dụng để trả nợ vay, tiền huy động đối với máy móc, thiết bị hình thành từ nguồn vốn vay (đối với đơn vị sự nghiệp công lập); số còn lại (nếu có) được xử lý theo quy định tại điểm b khoản này.
Trên đây là nội dung tư vấn về các chức danh được trang bị máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến theo yêu cầu công tác, không quy định số lượng và mức giá cụ thể. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 58/2015/QĐ-TTg.
Trân trọng thông tin đến bạn!