Xác minh, xác định nạn nhân được giải cứu là công dân Việt Nam bị mua bán trong nước

Xác minh, xác định nạn nhân được giải cứu là công dân Việt Nam bị mua bán trong nước được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Minh Hoàng. Tôi đang sinh sống và làm việc tại Bình Định. Để phục vụ cho nhu cầu công việc, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi, cụ thể tôi không biết pháp luật quy định như thế nào về việc xác minh, xác định nạn nhân được giải cứu là công dân Việt Nam bị mua bán trong nước được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! (hoang9***@gmail.com)

Việc xác minh, xác định nạn nhân được giải cứu là công dân Việt Nam bị mua bán trong nước được quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2014/TTLT-BCA-BQP-BLĐTBXH-BNG hướng dẫn trình tự, thủ tục và quan hệ phối hợp trong việc xác minh, xác định, tiếp nhận và trao trả nạn nhân bị mua bán do Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Ngoại giao ban hành như sau:

1. Cơ quan giải cứu (Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển) thực hiện các việc sau:

a) Trường hợp người được giải cứu có đủ căn cứ để xác định nạn nhân thì thực hiện việc hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân; cấp Giấy xác nhận nạn nhân bị mua bán; bàn giao nạn nhân cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi giải cứu để thực hiện các thủ tục quy định tại khoản 2 Điều này.

b) Trường hợp chưa đủ căn cứ xác định là nạn nhân thì sau khi thực hiện việc hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, cơ quan giải cứu bàn giao người được giải cứu cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội của địa phương đó để đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi giải cứu thực hiện các việc sau:

a) Trường hợp người được giải cứu đã được cấp Giấy xác nhận nạn nhân bị mua bán thì thực hiện việc hỗ trợ theo quy định của pháp luật;

b) Trường hợp chưa đủ căn cứ xác định là nạn nhân thì gửi văn bản đề nghị Công an cấp huyện nơi người được giải cứu xác minh, xác định nạn nhân; khi có kết quả xác minh thì giải quyết các thủ tục như đối với trường hợp nạn nhân bị mua bán trong nước quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch này.

3. Công an cấp huyện nơi người được giải cứu thực hiện việc xác minh, xác định nạn nhân và trả lời kết quả cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch này.

Trường hợp Công an cấp huyện xác định không phải là nạn nhân, Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân làm các thủ tục đưa người được giải cứu ra khỏi cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung quy định về việc xác minh, xác định nạn nhân được giải cứu là công dân Việt Nam bị mua bán trong nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 01/2014/TTLT-BCA-BQP-BLĐTBXH-BNG.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào