Công nhận Đăng kiểm viên phương tiện đường thủy nội địa trong trường hợp đặc biệt

Hoạt động công nhận Đăng kiểm viên phương tiện đường thủy nội địa trong trường hợp đặc biệt được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Thiên Trường. Tôi có một thắc mắc cần Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp cho tôi. Cho tôi hỏi, hoạt động công nhận Đăng kiểm viên phương tiện đường thủy nội địa trong trường hợp đặc biệt được thực hiện ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Thiên Trường (truong*****@gmail.com)

Hoạt động công nhận Đăng kiểm viên phương tiện đường thủy nội địa trong trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 27 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ của đơn vị đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành. Cụ thể là:

1. Đăng kiểm viên tàu biển đã được công nhận theo quy định của pháp luật, cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, kỹ thuật tàu thủy, cơ khí tàu thuyền có kinh nghiệm giám sát chất lượng an toàn kỹ thuật tàu thuyền trong các đơn vị đóng mới, sửa chữa phương tiện, còn độ tuổi lao động sau khi tập huấn nghiệp vụ Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa, có thời gian thực tập nghiệp vụ tối thiểu 3 tháng, sẽ được kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ để công nhận Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III.

2. Những người có chuyên môn thuộc ngành vỏ tàu thủy hoặc máy tàu thủy, còn trong độ tuổi lao động, được tổ chức đăng kiểm nước ngoài hoặc tổ chức có thẩm quyền xác nhận trình độ chuyên môn sẽ được Hội đồng công nhận Đăng kiểm viên xem xét hồ sơ, kiểm tra và đề nghị công nhận đăng kiểm viên.

3. Đối với các Đăng kiểm viên tàu biển đã được công nhận theo quy định của pháp luật sau thời gian 06 tháng kể từ ngày công nhận Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III, nếu được tập huấn nghiệp vụ Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II và được đánh giá năng lực thực hành đạt yêu cầu theo quy định tại Thông tư này sẽ được công nhận nâng hạng Đăng kiểm viên chuyên ngành hạng II; sau thời gian 06 tháng kể từ ngày công nhận Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II, nếu được tập huấn nghiệp vụ Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I và được đánh giá năng lực thực hành đạt yêu cầu sẽ được công nhận nâng hạng Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I.

4. Thủ tục đề nghị công nhận Đăng kiểm viên

a) Trường hợp đề nghị công nhận Đăng kiểm viên nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này, thủ tục đề nghị thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 23 và Điều 24 của Thông tư này. Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, trong hồ sơ đề nghị, văn bản xác nhận quy định tại khoản 2 Điều này thay thế báo cáo thực tập nghiệp vụ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 23;

b) Trường hợp đề nghị công nhận nâng hạng Đăng kiểm viên nêu tại khoản 3 Điều này, thủ tục đề nghị thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 23 và Điều 24 của Thông tư này.

Trên đây là nội dung tư vấn về hoạt động công nhận Đăng kiểm viên phương tiện đường thủy nội địa trong trường hợp đặc biệt. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm thông tin tại Thông tư 49/2015/TT-BGTVT.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào