Trách nhiệm, quyền hạn của Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện đường thùy nội địa
Trách nhiệm, quyền hạn của Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện đường thùy nội địa được quy định tại Điều 18 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ của đơn vị đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành. Cụ thể là:
1. Quyền hạn
a) Yêu cầu đơn vị thiết kế cung cấp hồ sơ kỹ thuật và tạo điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ;
b) Bảo lưu và báo cáo lên cấp trên ý kiến khác với quyết định của thủ trưởng đơn vị về kết luận đánh giá thiết kế phương tiện, sản phẩm công nghiệp;
c) Được ký và sử dụng ấn chỉ nghiệp vụ khi thiết lập hồ sơ thẩm định thiết kế cho phương tiện, sản phẩm công nghiệp theo quy định hiện hành;
d) Từ chối thẩm định thiết kế phương tiện, sản phẩm công nghiệp nếu công việc được phân công chưa được đào tạo hoặc vượt quá năng lực chuyên môn của đăng kiểm viên.
2. Trách nhiệm
a) Thực hiện thẩm định thiết kế khách quan, đúng pháp luật, phù hợp với các nội dung ghi trong Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đăng kiểm;
b) Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện công việc được phân công trước lãnh đạo đơn vị và trước pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm, quyền hạn của Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện đường thùy nội địa. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 49/2015/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật