Trường hợp được vào kho tiền?

Trường hợp được vào kho tiền? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Em đang là sinh viên trường Đại học Ngoại Thương, sắp tới em chuẩn bị học môn Luật Ngân hàng, trong quá trình tìm hiểu em có biết đến quy định về việc bảo quản tiền mặt, tài sản quý và giấy tờ có giá trong ngân hàng. Tuy nhiên, có một vấn đề trong những quy định này mà em thắc mắc là việc ra, vào kho tiền thì không biết pháp luật quy định thế nào về vấn đề này. Chính vì vậy. Mong Ban biên tập vui lòng giải đáp cho em thắc mắc sau: Những trường hợp nào được phép vào kho tiền? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập! Em chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe anh/chị rất nhiều. Thùy Dương (duong***@gmail.com)

Các trường hợp được vào kho tiền được quy định tại Điều 40 Thông tư 01/2014/TT-NHNN quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành như sau:

1. Thực hiện lệnh, phiếu xuất, nhập tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.

2. Nhập tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá vào bảo quản trong kho tiền hoặc xuất ra để sử dụng trong ngày.

3. Kiểm tra, kiểm kê tài sản trong kho tiền theo định kỳ hoặc đột xuất.

4. Vệ sinh kho tiền, bốc xếp, đảo kho.

5. Sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt trang thiết bị trong kho tiền.

6. Cứu tài sản trong kho tiền trong các trường hợp khẩn cấp.

7. Xuất, nhập tài sản tạm gửi kho Ngân hàng Nhà nước; xuất nhập tài sản làm dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn, dịch vụ ngân quỹ khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

8. Các trường hợp khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền

Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp được vào kho tiền. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 01/2014/TT-NHNN.

Trân trọng thông tin đến bạn!

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào