Thủ tục thu hẹp địa điểm kiểm tra, giám sát hải quan do doanh nghiệp kinh doanh làm chủ đầu tư

Thủ tục thu hẹp địa điểm kiểm tra, giám sát hải quan do doanh nghiệp kinh doanh làm chủ đầu tư được quy định như thế nào? Chào quý anh, chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên Thiên Văn, tôi đang làm việc tại công ty chuyên kiểm tra, giám sát hải quan đối với bưu gửi. Công ty tôi đang có nhu cầu thu hẹp địa điểm kiểm tra. Vì vậy, tôi có vài thắc mắc về thủ tục thu hẹp địa điểm làm việc mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi, cụ thể thủ tục thu hẹp địa điểm kiểm tra, giám sát hải quan do doanh nghiệp kinh doanh làm chủ đầu tư được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Rất mong nhận được câu trả lời từ quý anh chị! Tôi xin chân thành cám ơn! (thienvan***@gmail.com)

Thủ tục thu hẹp địa điểm kiểm tra, giám sát hải quan do doanh nghiệp kinh doanh làm chủ đầu tư được quy định tại Điều 16 Thông tư 49/2015/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:

1. Doanh nghiệp có nhu cầu thu hẹp, mở rộng diện tích hoặc bố trí lại địa điểm đã được Tổng cục Hải quan quyết định thành lập hoặc có nhu cầu di chuyển từ địa điểm đã được Tổng cục Hải quan quyết định thành lập đến địa điểm mới đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư này thì lập 01 bộ hồ sơ gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố đối với trường hợp mở rộng, thu hẹp hoặc bố trí lại địa điểm; lập 02 bộ hồ sơ đối với trường hợp di chuyển đến địa điểm mới. Mỗi bộ hồ sơ gồm:

a) Đơn xin di chuyển, mở rộng, thu hẹp, bố trí lại địa điểm (01 bản chính);

b) Sơ đồ kho, bãi khu vực di chuyển, mở rộng, thu hẹp, hoặc bố trí lại địa điểm (01 bản chính);

c) Chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng kho, bãi di chuyển, mở rộng; hoặc văn bản thỏa thuận bố trí lại địa điểm với chủ sở hữu quyền sử dụng đất (01 bản chụp).

2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra hồ sơ; khảo sát đánh giá thực tế kho bãi và ra quyết định chấp thuận mở rộng, thu hẹp, bố trí lại địa điểm; hoặc có văn bản trả lời doanh nghiệp đối với trường hợp không đủ điều kiện. Trường hợp di chuyển địa điểm, Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi hồ sơ và báo cáo đề xuất với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

3. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo đề xuất của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định chấp thuận di chuyển địa điểm.

Trên đây là nội dung quy định về thủ tục thu hẹp địa điểm kiểm tra, giám sát hải quan do doanh nghiệp kinh doanh làm chủ đầu tư. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 49/2015/TT-BTC.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào