Dấu hiệu vi phạm pháp luật để thụ lý, giải quyết lại tố cáo
Dấu hiệu vi phạm pháp luật để thụ lý, giải quyết lại tố cáo được quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư 12/2015/TT-BCA quy định quy trình giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành. Cụ thể là:
Khi phát hiện thấy một trong những dấu hiệu vi phạm pháp luật sau đây thì phải thụ lý giải quyết lại tố cáo:
a) Có vi phạm pháp luật nghiêm trọng về trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo có thể làm thay đổi kết quả giải quyết tố cáo;
b) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận nội dung tố cáo;
c) Kết luận nội dung tố cáo không phù hợp với những tài liệu, chứng cứ đã thu thập được;
d) Việc xử lý cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tố cáo và các tổ chức, cá nhân liên quan không phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật đã được kết luận;
đ) Có bằng chứng về việc người giải quyết tố cáo hoặc người tiếp nhận tố cáo, người xác minh nội dung tố cáo đã làm sai lệch hồ sơ vụ việc;
e) Có dấu hiệu vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tố cáo nhưng chưa bị phát hiện.
Trên đây là nội dung tư vấn về dấu hiệu vi phạm pháp luật để thụ lý, giải quyết lại tố cáo. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm thông tin tại Thông tư 12/2015/TT-BCA.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật