Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang theo học hệ tại chức tại trường Đại học Luật TP.HCM. Trong quá trình học, khi tìm hiểu đến tổ chức và hoạt động của Bộ Tư pháp trong cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước, tôi gặp một vài vướng mắc mong được Ban biên tập hỗ trợ. Cho tôi hỏi, theo quy định pháp luật hiện hành thì Bộ Tư pháp được trao những nhiệm vụ, quyền hạn gì trong công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực? Vấn đề này tôi có thể tham khảo thêm thông tin tại đâu? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!  Thảo My (my***@gmail.com)

Ngày 16/8/2017, Nghị định 96/2017/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp. Theo đó, Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Xây dựng và thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, bồi thường nhà nước; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực được quy định tại Khoản 14 Điều 2 Nghị định 96/2017/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

a) Hướng dẫn nghiệp vụ về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực;

b) Theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực;

c) Giải quyết thủ tục về xin thôi quốc tịch, xin nhập quốc tịch hoặc xin trở lại quốc tịch Việt Nam để trình Chủ tịch nước theo quy định của pháp luật;

d) Giải quyết các việc về hộ tịch theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 96/2017/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hộ tịch

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào