Nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác theo dõi thi hành pháp luật của Bộ tư pháp

Nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác theo dõi thi hành pháp luật của Bộ tư pháp được pháp luật quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Trần Đức Thông, tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của Bộ tư pháp. Tôi có một thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp cho tôi. Cho tôi hỏi, nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác theo dõi thi hành pháp luật của Bộ tư pháp được pháp luật quy định ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Trần Đức Thông (ducthong*****@gmail.com)

Nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác theo dõi thi hành pháp luật của Bộ tư pháp được quy định tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định 96/2017/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp. Cụ thể là:

a) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật;

b) Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan theo dõi chung về thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước; theo dõi thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ hoặc theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý liên ngành, có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành;

c) Có ý kiến về việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Trên đây là nội dung tư vấn về nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác theo dõi thi hành pháp luật của Bộ tư pháp. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm thông tin tại Nghị định 96/2017/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào