Đo và xử lý số liệu đo điểm khống chế ảnh viễn thám bằng công nghệ GNSS trong quy trình đo khống chế ảnh viễn thám

Đo và xử lý số liệu đo điểm khống chế ảnh viễn thám bằng công nghệ GNSS trong quy trình đo khống chế ảnh viễn thám được quy định như thế nào? Xin chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi đang tìm hiểu một số nội dung liên quan đến quy trình đo khống chế ảnh viễn thám, nhưng tôi gặp một chút khó khăn trong quá trình nghiên cứu. Chính vì thế, tôi có thắc mắc này mong nhận được sự tư vấn từ các anh/chị trong Ban biên tập. Đo và xử lý số liệu đo điểm khống chế ảnh viễn thám bằng công nghệ GNSS trong quy trình đo khống chế ảnh viễn thám như thế nào? Văn bản nào quy định chi tiết nội dung này? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi chân thành cảm ơn anh/chị rất nhiều. Kim Oanh (oanh***@gmail.com)

Đo và xử lý số liệu đo điểm khống chế ảnh viễn thám bằng công nghệ GNSS trong quy trình đo khống chế ảnh viễn thám được quy định tại Điều 9 Thông tư 08/2017/TT-BTNMT quy định quy trình đo khống chế ảnh viễn thám do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như sau:

1. Đo điểm khống chế ảnh viễn thám:

a) Điểm khống chế ảnh viễn thám phải được bố trí đo nối từ 02 điểm tọa độ, độ cao nhà nước hạng III trở lên hoặc điểm địa chính cơ sở;

b) Các máy tại điểm gốc bật và thu tín hiệu liên tục trong các ca đo;

c) Tiến hành đo điểm khống chế ảnh viễn thám theo quy định tại các điểm 6.2, 6.3, 6.4, 6.5, 6.6 mục 6 phần II Thông tư số 06/2009/TT-BTNMT ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về xây dựng lưới tọa độ;

d) Tại trạm máy ở ngoài thực địa phải tiến hành ghi sổ đầy đủ theo các mục của sổ đo. Chữ, số điền viết trong sổ đo phải rõ ràng, chính xác, sạch sẽ và không được tẩy xóa, nếu viết nhầm phải gạch số sai và viết số đúng lên trên đồng thời ghi rõ nguyên nhân. Mẫu sổ đo GNSS theo quy định tại Phụ lục 7 Thông tư số 06/2009/TT-BTNMT ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về xây dựng lưới tọa độ.

2. Tính toán bình sai điểm khống chế ảnh viễn thám:

a) Khi sử dụng các máy thu tín hiệu vệ tinh của nhiều hãng sản xuất khác nhau để đo điểm khống chế ảnh viễn thám, dữ liệu đo phải chuyển đổi sang cùng một khuôn dạng RINEX;

b) Xử lý số liệu, tính véc tơ cạnh: trong ca đo đồng bộ với nhiều máy thu, có thể tính riêng từng véc tơ cạnh, cũng có thể chọn các véc tơ cạnh độc lập và cùng tính theo cách xử lý nhiều véc tơ cạnh;

c) Các phần mềm để tính toán, xử lý số liệu đo điểm khống chế ảnh viễn thám phải phù hợp với loại máy thu tín hiệu vệ tinh để giải tự động véc tơ cạnh;

d) Việc bình sai điểm khống chế ảnh viễn thám được thực hiện sau khi tính khái lược cạnh và sai số khép cho toàn bộ mạng lưới đạt chỉ tiêu kỹ thuật;

đ) Tính toán bình sai lưới khống chế ảnh sử dụng công nghệ đo bằng GNSS phải đảm bảo các yêu cầu về độ chính xác theo quy định tại Bảng 1.

STT

Tiêu chí đánh giá độ chính xác

Chỉ tiêu kỹ thuật

1

Phương pháp đo

Đo tĩnh

2

Sử dụng máy thu có trị tuyệt đối đo cạnh 
(D: khoảng cách tính bằng km)

10mm+2.10-6D

3

Số vệ tinh quan trắc dùng được

≥ 4

4

PDOP lớn nhất

≤ 4

5

Góc ngưỡng cao của vệ tinh (°)

≥ 15

6

Thời gian đo ngắm đồng thời

≥ 60 phút

7

Khoảng cách tối đa từ một điểm khống chế ảnh tới điểm cấp cao gần nhất

≤ 30 km

8

Số cạnh độc lập tại một điểm

≥ 2

9

Sai số vị trí điểm khống chế ảnh viễn thám sau bình sai so với điểm gốc tọa độ nhà nước gần nhất

≤ 0.2 pixel

Bảng 1: Các yêu cầu kỹ thuật cơ bản khi sử dụng công nghệ GNSS

Trên đây là nội dung tư vấn về việc đo và xử lý số liệu đo điểm khống chế ảnh viễn thám bằng công nghệ GNSS trong quy trình đo khống chế ảnh viễn thám. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 08/2017/TT-BTNMT.

Trân trọng thông tin đến bạn!

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào