Trách nhiệm của Tổng cục Dạy nghề trong việc kiểm định chất lượng dạy nghề
Ngày 29/12/2011, Bộ Lao động - Lao động và Xã hội ban hành Thông tư 42/2011/TT-BLĐTBXH quy định về quy trình thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề. Thông tư này quy định về quy trình thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề, bao gồm: tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề; kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề; công nhận kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề, cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề.
Theo đó, trách nhiệm của Tổng cục Dạy nghề trong việc kiểm định chất lượng dạy nghề là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 26 Thông tư 42/2011/TT-BLĐTBXH. Cụ thể bao gồm:
1. Lập kế hoạch kiểm định chất lượng dạy nghề hàng năm trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt và thông báo đến các cơ sở dạy nghề và các cơ quan có liên quan để phối hợp chỉ đạo, triển khai hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề.
2. Quản lý và tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề. Hướng dẫn các cơ sở dạy nghề thực hiện tự kiểm định chất lượng dạy nghề. Thành lập đoàn kiểm định.
3. Hướng dẫn cụ thể nội dung của báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề; báo cáo kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề của đoàn kiểm định.
4. Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên chất lượng dạy nghề và cán bộ tự kiểm định chất lượng dạy nghề.
5. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tự kiểm định chất lượng dạy nghề.
6. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên chất lượng dạy nghề; huy động và quản lý đội ngũ kiểm định viên chất lượng dạy nghề tham gia vào các hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề.
7. Tổ chức kiểm tra, xử lý các kiến nghị của cơ sở dạy nghề về báo cáo kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề. Giải quyết khiếu nại của cơ sở dạy nghề về kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề theo quy định của pháp luật.
8. Tổ chức thẩm định hồ sơ kiểm định chất lượng dạy nghề. Trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề; cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề.
9. Công bố công khai kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề để người học nghề, xã hội biết và giám sát.
10. Hàng năm tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình kiểm định chất lượng dạy nghề.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về trách nhiệm của Tổng cục Dạy nghề trong việc kiểm định chất lượng dạy nghề. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 42/2011/TT-BLĐTBXH.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật