Quyền, nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần đầu về dạy nghề, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Quyền, nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần đầu về dạy nghề, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được pháp luật quy định tại Điều 12 Nghị định 119/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo như sau:
1. Người giải quyết khiếu nại lần đầu có quyền sau đây:
a) Yêu cầu người khiếu nại, những người có liên quan đến việc khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu làm cơ sở để giải quyết khiếu nại;
b) Quyết định áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.
2. Người giải quyết khiếu nại lần đầu có nghĩa vụ sau đây:
a) Tiếp nhận khiếu nại và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 18 Nghị định này;
b) Giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của mình bị khiếu nại;
c) Tổ chức đối thoại với người khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 23 Nghị định này;
đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết khiếu nại của mình;
e) Cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung khiếu nại khi người khiếu nại yêu cầu;
g) Cung cấp hồ sơ giải quyết khiếu nại khi người giải quyết khiếu nại lần hai hoặc Tòa án yêu cầu.
3. Người giải quyết khiếu nại lần đầu thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung câu trả lời về quyền, nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần đầu về dạy nghề, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của pháp luật. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 119/2014/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật