Đánh giá cán bộ theo phương pháp nào?
Ngày 04/8/2017, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định 89-QĐ/TW năm 2017 khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Theo đó, phương pháp đánh giá cán bộ là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Tiểu mục 2.2 Mục III Quy định 89-QĐ/TW năm 2017. Cụ thể như sau:
- Tập thể, cá nhân có thẩm quyền thực hiện nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm của cán bộ theo hệ thống các tiêu chí đánh giá cán bộ.
- Lấy ý kiến nhận xét của cấp ủy cơ sở nơi cư trú theo quy định hiện hành.
- Căn cứ kết quả tổng hợp nhận xét, đánh giá, cấp ủy có thẩm quyền quản lý cán bộ quyết định nội dung nhận xét, đánh giá và kết quả xếp loại đối với cán bộ theo phân cấp quản lý.
Liên quan đến nội dung này, để bạn nắm rõ hơn vấn đề, Ban biên tập gửi đến bạn một số thông tin về các nội dung khác để đánh giá cán bộ như sau:
- Thẩm quyền nhận xét, đánh giá cán bộ:
Các chủ thể có thẩm quyền nhận xét, đánh giá cán bộ gồm:
+ Bản thân cán bộ tự nhận xét, đánh giá.
+ Cấp dưới trực tiếp nhận xét, đánh giá (nếu cần).
+ Tập thể lãnh đạo (đồng cấp) nhận xét, đánh giá.
+ Cấp trên trực tiếp nhận xét, đánh giá.
Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ quyết định nội dung nhận xét, đánh giá, xếp loại và nhận định chiều hướng, triển vọng phát triển của cán bộ
Mỗi nhiệm kỳ đánh giá tổng thể 1 lần đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý vào cuối năm thứ 4 của nhiệm kỳ. Hằng năm, thực hiện kiểm điểm, tự phê bình, phê bình và đánh giá, xếp loại theo 4 mức độ: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ; giữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất lấy phiếu tín nhiệm theo quy định hiện hành.
Để nắm cụ thể tiêu chuẩn, quy trình, tiêu chí đánh giá, xếp loại cán bộ lãnh đạo, quản lý, vui lòng tham khảo thêm tại các bài viết:
- 05 tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý;
- Hướng dẫn đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý năm 2018.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật