Ai có thẩm quyền nhận xét, đánh giá cán bộ?

Thẩm quyền nhận xét, đánh giá cán bộ được quy định thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Em là sinh viên năm thứ 3 trường Học viện hành chính quốc gia. Qua báo chí, tin tức, em được biết, Ban chấp hành trung ương vừa ban hành quy định về hệ thống các tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Tuy nhiên, nội dung cụ thể em chưa nắm rõ. Cho em hỏi, theo quy định này thì chủ thể nào có thẩm quyền nhận xét, đánh giá cán bộ trong quá trình công tác? Rất mong nhận được phản hồi từ Quý chuyên gia trong thời gian sớm nhất. Xin trân trọng cảm ơn và chúc sức khỏe! Ngọc Hiền (hien***@yahoo.com)

Ngày 04/8/2017, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định 89-QĐ/TW năm 2017 khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Theo đó, thẩm quyền nhận xét, đánh giá cán bộ là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Tiểu mục 2.1 Mục III Quy định 89-QĐ/TW năm 2017. Cụ thể như sau:

- Các chủ thể có thẩm quyền nhận xét, đánh giá cán bộ gồm:

+ Bản thân cán bộ tự nhận xét, đánh giá.

+ Cấp dưới trực tiếp nhận xét, đánh giá (nếu cần).

+ Tập thể lãnh đạo (đồng cấp) nhận xét, đánh giá.

+ Cấp trên trực tiếp nhận xét, đánh giá.

- Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ quyết định nội dung nhận xét, đánh giá, xếp loại và nhận định chiều hướng, triển vọng phát triển của cán bộ.

Ngoài ra, quy định này cũng đồng thời đề ra các tiêu chí khác để đánh giá cán bộ như phương pháp đánh giá, thời hạn đánh giá, quy trình đánh giá,...

Để nắm cụ thể tiêu chuẩn, quy trình, tiêu chí đánh giá, xếp loại cán bộ lãnh đạo, quản lý, vui lòng tham khảo thêm tại các bài viết:

- 05 tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý;

- Hướng dẫn đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý năm 2018.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đánh giá cán bộ

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào