Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan dân cử phải hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao như thế nào?

Tiêu chí về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao để đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan dân cử được quy định thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Tôi là công chức nhà nước, hiện đang công tác tại quận Tân Phú, TP.HCM. Tôi được biết, Ban chấp hành trung ương vừa ban hành quy định về hệ thống các tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Tuy nhiên, nội dung cụ thể tôi chưa nắm rõ. Cho tôi hỏi, theo quy định này thì cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan dân cử phải đạt những tiêu chí cụ thể nào về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao? Rất mong nhận được phản hồi từ Quý chuyên gia trong thời gian sớm nhất. Xin trân trọng cảm ơn và chúc sức khỏe! Minh Thư (thu***@gmail.com)

Ngày 04/8/2017, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định 89-QĐ/TW năm 2017 khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Theo đó, tiêu chí về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao để đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan dân cử là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Tiểu mục 2.2.3 Mục II Quy định 89-QĐ/TW năm 2017. Cụ thể như sau:

- Xây dựng, thẩm định, thẩm tra, cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền.

- Tham mưu để cơ quan có thẩm quyền quyết định những vấn đề quan trọng.

- Thực hiện chức năng giám sát hoặc chức năng khác được giao theo luật định.

- Phối hợp tổ chức tiếp xúc, giải quyết các kiến nghị hợp pháp, chính đáng của cử tri.

Ngoài ra, quy định này cũng đồng thời đề ra các yêu cầu về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao đối với một số nhóm chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý khác như :

- Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan tham mưu của Đảng:

+ Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, ban hành, sơ kết, tổng kết các chủ trương, đường lối, chính sách, giải pháp của cấp ủy về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và nhiệm vụ chính trị được giao.

+ Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra.

+ Thẩm định, thẩm tra các nghị quyết, chính sách, giải pháp của cấp ủy về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và các nhiệm vụ chính trị được giao.

- Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính nhà nước:

+ Thực hiện chức năng quản lý nhà nước; tổ chức và theo dõi việc thi hành, thanh tra, kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với ngành, lĩnh vực được phân công.

+  Tham mưu, hoạch định, cụ thể hóa, chỉ đạo thực hiện, hướng dẫn kiểm tra các chủ trương, chính sách, kế hoạch phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại, cải cách hành chính,… theo ngành, lĩnh vực từ trung ương đến địa phương.

+ Thực hiện cải cách hành chính, chế độ công chức, công vụ; chỉ đạo, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân thuộc thẩm quyền.

Để nắm cụ thể tiêu chuẩn, quy trình, tiêu chí đánh giá, xếp loại cán bộ lãnh đạo, quản lý, vui lòng tham khảo thêm tại các bài viết:

- 05 tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý;

- Hướng dẫn đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý năm 2018.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cán bộ

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào