Nội dung học phần phương pháp dạy học tiếng Mông trong Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Mông
Nội dung học phần phương pháp dạy học tiếng Mông trong Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Mông được quy định tại Tiết b Tiểu mục 3 Mục IV Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Mông ban hành kèm theo Thông tư 19/2013/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, theo đó bao gồm:
- Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Mông:
+ Các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học dạy học tiếng Mông theo quan điểm giao tiếp: Những vấn đề cơ bản của lí luận dạy học tiếng dân tộc; các quan điểm cơ bản, phương pháp và kỹ thuật dạy học tiếng Mông như ngôn ngữ thứ nhất;
+ Các phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học tiếng Mông theo quan điểm giao tiếp: Hệ thống hóa các phương pháp, kỹ thuật dạy học tiếng Mông; sử dụng phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn dạy học tiếng Mông;
+ Các hình thức tổ chức và quản lí dạy học tiếng Mông theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học: Hệ thống hóa các hình thức tổ chức dạy học và quản lí dạy học để có thể tổ chức và thực hiện các hoạt động giảng dạy tiếng Mông theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học tiếng mẹ đẻ;
+ Đánh giá kết quả học tập môn tiếng Mông: Mục đích của việc đánh giá trình độ tiếng Mông của người học; các kiến thức cơ bản liên quan đến các hình thức, phương pháp, phương tiện và quy trình đánh giá kết quả học tập tiếng Mông theo định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá; các kỹ năng đánh giá được mức độ thích hợp và độ tin cậy của một bài kiểm tra: Kỹ năng xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá, kỹ năng thiết kế bộ công cụ, hình thức và quy trình kiểm tra đánh giá phù hợp với mục đích yêu cầu kiểm tra, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế các hoạt động kiểm tra đánh giá;
+ Thiết kế giáo án, nhật kí, hồ sơ sư phạm: Yêu cầu, kỹ thuật thiết kế và hình thức trình bày, cách thức chuẩn bị và việc quản lí và kiểm tra hồ sơ giáo án; nhật kí và các hồ sơ sư phạm trong thực tiễn dạy học tiếng Mông;
+ Thực hành giảng dạy và dự giờ quan sát lớp học tiếng Mông theo quan điểm giao tiếp: Thực hành dạy học một số kiểu bài trên lớp học; kỹ thuật dự giờ và phân tích, đánh giá các bài học khi dự giờ, thăm lớp; đồng thời củng cố các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết khác của người giáo viên (kỹ năng thâm nhập vào thực tiễn nhà trường, kỹ năng tìm hiểu và quản lí người học).
- Phát triển các kỹ năng giao tiếp tiếng Mông:
+ Dạy học nghe, nói tiếng Mông: Kiến thức, kỹ năng và những yếu tố liên quan đến kỹ năng nghe, nói tiếng Mông; hướng tiếp cận và quy trình thích hợp để hỗ trợ phát triển kỹ năng nghe nói, tác dụng các loại hoạt động như kể chuyện, đóng vai, trình bày, diễn thuyết, tranh luận, thảo luận trong việc phát triển kỹnăng nghe, nói tiếng Mông;
+ Dạy học đọc tiếng Mông: Kiến thức, kỹ năng và những yếu tố liên quan đến kỹ năng đọc bằng tiếng Mông; hướng tiếp cận và quy trình thích hợp để hỗ trợ phát triển kỹ năng đọc của người học từ đọc đúng các âm, vần, tiếng, từ đến đọc lưu loát trôi chảy và đọc hiểu nội dung ý nghĩa các văn bản tiếng Mông;
+ Dạy học viết tiếng Mông: Kiến thức, kỹ năng và những yếu tố liên quan đến kỹ năng viết tiếng Mông; hướng tiếp cận và quy trình thích hợp để hỗ trợ phát triển kỹ năng viết của người học từ viết đúng chính tả đến tạo lập các loại văn bản thông thường, phổ biến trong đời sống theo yêu cầu và chủ đề bằng chữ Mông;
+ Dạy học luyện từ và câu tiếng Mông: Các kiểu bài tập và phương pháp hỗ trợ quá trình phát triển vốn từ, luyện kỹ năng sử dụng thành thạo từ và câu trong các hoạt động giao tiếp tiếng Mông phù hợp với việc lĩnh hội và tiếp thu ngôn ngữ thứ nhất của người học.
Trên đây là tư vấn về nội dung học phần phương pháp dạy học tiếng Mông trong Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Mông. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 19/2013/TT-BGDĐT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Thư Viện Pháp Luật