Biện pháp cấm tiếp xúc đối với nạn nhân bạo lực gia đình được quy định như thế nào?

Biện pháp cấm tiếp xúc đối với nạn nhân bạo lực gia đình được quy định như thế nào? Xin chào các anh, chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Sắp tới tôi chuẩn bị làm một báo cáo chuyên đề về công tác tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn xã, nơi tôi đang công tác. Nên tôi đang tìm hiểu một số nội dung quy định về vấn đề này. Vì vậy, tôi có một thắc mắc này gửi đến Quý Ban biên tập để nhờ hỗ trợ như sau: Biện pháp cấm tiếp xúc đối với nạn nhân bạo lực gia đình được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi chân thành cảm ơn anh, chị rất nhiều. Minh Hoàng (hoang***@gmail.com)

Biện pháp cấm tiếp xúc đối với nạn nhân bạo lực gia đình được quy định tại Điều 8 Nghị định 08/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

Biện pháp cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình là việc không cho phép người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện các hành vi sau đây:

1. Đến gần nạn nhân trong khoảng cách dưới 30m; trừ trường hợp giữa người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân có sự ngăn cách như tường, hàng rào hoặc các vật ngăn cách khác, bảo đảm đủ an toàn cho nạn nhân.

2. Sử dụng điện thoại, fax, thư điện tử hoặc các phương tiện thông tin khác để thực hiện hành vi bạo lực với nạn nhân.

Trên đây là nội dung tư vấn về biện pháp cấm tiếp xúc đối với nạn nhân bạo lực gia đình. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 08/2009/NĐ-CP.

Trân trọng thông tin đến bạn!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bạo lực gia đình

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào