Công tác góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư đối với công tác phòng, chống bạo lực gia đình

Công tác góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư đối với công tác phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như thế nào? Xin chào các anh, chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Sắp tới tôi chuẩn bị làm một báo cáo chuyên đề về công tác tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn xã, nơi tôi đang công tác. Nên tôi đang tìm hiểu một số nội dung quy định về vấn đề này. Vì vậy, tôi có một thắc mắc này gửi đến Quý Ban biên tập để nhờ hỗ trợ như sau: Trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình thì công tác góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư được thực hiện như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi chân thành cảm ơn anh, chị rất nhiều. Quốc Khánh (khanh***@gmail.com)

Công tác góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư đối với công tác phòng, chống bạo lực gia đình được quy định tại Điều 7 Nghị định 08/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

1. Góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư được áp dụng đối với người có hành vi bạo lực gia đình quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, nếu thời gian giữa hai lần thực hiện hành vi bạo lực không quá 12 tháng.

2. Thẩm quyền quyết định và tổ chức việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư, thành phần tham gia góp ý, phê bình được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Việc tổ chức góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình được bố trí bằng một cuộc họp riêng và vào thời gian thích hợp để các thành phần tham gia cuộc họp có thể tham dự được đông đủ.

3. Sau khi góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư đối với người có hành vi bạo lực gia đình, người đứng đầu cộng đồng dân cư phải lập biên bản cuộc họp và gửi tới công chức làm công tác tư pháp, công chức làm công tác văn hóa - xã hội ở cấp xã để lưu trữ, làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm trong trường hợp người đã bị góp ý, phê bình tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình.

4. Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình cố tình vắng mặt thì cuộc họp góp ý, phê bình vẫn tiến hành. Trong trường hợp này, biên bản góp ý, phê bình được gửi tới người có hành vi bạo lực gia đình và các cá nhân được quy định tại khoản 3 Điều này.

Trên đây là nội dung tư vấn liên quan đến công tác góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư đối với công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 08/2009/NĐ-CP.

Trân trọng thông tin đến bạn!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bạo lực gia đình

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào