Xử lý tổn thất về tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Hoạt động Xử lý tổn thất về tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định tại Điều 12 Nghị định 93/2017/NĐ-CP về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước có hiệu lực kể từ ngày 25/09/2017 có hiệu lực kể từ ngày 25/09/2017. Cụ thể là:
Khi bị tổn thất về tài sản, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý như sau:
1. Trường hợp do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra tổn thất phải bồi thường. Thẩm quyền quyết định mức bồi thường thực hiện theo Điều lệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Việc xử lý trách nhiệm của người gây ra tổn thất thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.
3. Sử dụng khoản dự phòng được trích lập trong chi phí để bù đắp theo quy định của pháp luật.
4. Giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng được trích lập trong chi phí, trường hợp thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí khác trong kỳ.
Trên đây là nội dung tư vấn về hoạt động xử lý tổn thất về tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 93/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật