Vị thuốc Trần bì là gì?
Khái niệm vị thuốc Trần bì được quy định tại Mục 96 Phụ lục II về Phương pháp chế biến 103 vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:
Vị thuốc Trần bì là vỏ quả chín đã phơi hoặc sấy khô và để lâu năm của cây Quýt (Citrus reticulata Blanco), họ Cam (Rutaceae).
Vị thuốc Thần bì được chế biến theo hai phương pháp là phương pháp chế biến Trần bì sao vàng và phương pháp chế biến Trần bì sao cháy. Trong đó:
- Đối với phương pháp chế biến Trần bì sao vàng thì thực hiện đem trần bì thái chỉ, sao cho tới khi trần bì có màu vàng đều, mùi thơm đặc trưng. Vị thước Trần bì sao vàng có màu vàng hoặc vàng nâu.
- Đối với phương pháp chế biến Trần bì sao cháy thì thực hiện đem Trần bì thái chỉ, sao lửa to cho đến khi mặt ngoài có màu đen, bên trong có màu nâu đen. Lấy ra, để nguội. Vị thuốc Trần bì sao cháy là các sợi quăn queo, màu đen, mùi thơm cháy đặc trưng, vị hơi đắng.
Vị thuốc Trần bì có vị đắng, cay. Tính ấm. Quy kinh: Tỳ, phế.
- Vị thuốc Trần bì sao vàng có công năng hành khí, kiện tỳ, hóa đờm, chỉ ho và được dùng để chủ trị ho có đờm trong các bệnh viêm phế quản cấp mạn tính.
- Vị thuốc Trần bì sao cháy có công năng hành khí, kiện tỳ, hóa đờm, chỉ ho và được dùng để chủ trị bụng ngực đầy trướng, ợ hơi, đau bụng, tiêu hóa kém.
Trên đây là nội dung tư vấn về khái niệm vị thuốc Trần bì. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật