Vị thuốc Trạch tả là gì?
Khái niệm vị thuốc Trạch tả được quy định tại Mục 95 Phụ lục II về Phương pháp chế biến 103 vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:
Vị thuốc Trạch tả là thân rễ khô đã cạo sạch vỏ ngoài của cây Trạch tả [Alisma orientalis (Sam.) Juzep.], họ Trạch tả (Alismataceae).
Vị thuốc Trạch tả được chế biến theo hai phương pháp là phương pháp chế biến Trạch tả sao vàng và phương pháp chế biến Trạch tả chích muối. Trong đó:
- Đối với phương pháp chế biến Trạch tả sao vàng thì thực hiện cho trạch tả phiến vào dụng cụ, sao đến khi bề mặt có màu hơi vàng hoặc vàng, mùi thơm nhẹ.
- Đối với phương pháp chế biến Trạch tả chích muốim thì để chế biến 1,0 kg Trạch tả chích muốithì cần 1,0 kg Trạch tả phiến và 150 ml dung dịch muối ăn 5 %. Theo đó, thực hiện đem Trạch tả phiến cho vào dụng cụ sạch, trộn đều với dung dịch muối ăn. Ủ 1-2 giờ cho ngấm. Sao vàng, cạnh hơi xém.
Vị thuốc Trạch tả chế mặt phiến có màu vàng đậm, mùi thơm nhẹ, vị mặn, hơi ngọt.
Vị thuốc Trạch tả có vị mặn, hơi ngọt. Tính hàn. Quy kinh can, thận, bàng quang.
- Vị thuốc Trạch tả sao vàng có công năng thẩm thấp, lợi niệu, tiêu phù và được dùng để chủ trị các bệnh về viêm đường tiết niệu, tiểu buốt dắt, tiểu đục, tiểu ra máu, sỏi thận, viêm thận, phù thũng.
- Vị thuốc Trạch tả chích muối có công năng trị chứng âm hư hỏa vượng và được dùng để chủ trị trong trường hợp đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
Trên đây là nội dung tư vấn về khái niệm vị thuốc Trạch tả. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật