Vị thuốc Táo nhân là gì?

Vị thuốc Táo nhân là gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Trần Công Luận. Tôi đang tìm hiểu các quy định liên quan đến hoạt động chế biến các vị thuốc cổ truyền Việt Nam. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp cho tôi. Cho tôi hỏi, vị thuốc Táo nhân là gì? Vị thuốc này được chế biến như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Trần Công Luận (congluan*****@gmail.com)

Khái niệm vị thuốc Táo nhân được quy định tại Mục 82 Phụ lục II về Phương pháp chế biến 103 vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:

Vị thuốc Táo nhân là nhân (Hắc táo nhân) của hạt già đã phơi hay sấy khô của cây Táo ta hay còn gọi là Táo chua (Ziziphus mauritiana Lamk.), họ Táo ta (Rhamnaceae).

Vị thuốc Táo nhân được chế biến theo phương pháp chế biến Táo nhân sao đen. Theo đó, thực hiện đun nóng dụng cụ, cho táo nhân vào đảo đều đến khi mặt ngoài có màu đen, bên trong có màu nâu hơi vàng. Lấy ra, để nguội.

Vị thuốc Hắc táo nhân là hạt hình đĩa, một đầu hơi nhọt, một mặt khum hình thấu kính, có mặt ngoài đen, bên trong có màu nâu hơi vàng, mùi thơm, vị đắng nhẹ.

Vị thuốc Táo nhân có vị hơi chua, hơi ngọt. Tính bình. Quy kinh tâm. Có công năng dưỡng tâm, an thần, sinh tân dịch, liễm hãn và được dùng để chủ trị các bệnh về tâm thần bất an, thần kinh suy nhược, tim hồi hộp, đánh trống ngực, chóng mặt, mất ngũ, nhiều mồ hôi, suy giảm tân dịch, háo khát.

Người bệnh dùng vị thuốc Táo nhân từ 4-12 g/ngày, phối hợp với các vị thuốc khác và tuyệt đối không dùng cho trường hợp những người sốt cao, cảm nặng.

Trên đây là nội dung tư vấn về khái niệm vị thuốc Táo nhân. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào