Nguyên tắc ký thừa lệnh, thừa ủy quyền Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Nguyên tắc ký thừa lệnh, thừa ủy quyền Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em là sinh viên năm cuối tại khoa Luật Hành chính, ĐH Luật TPHCM. Hiện tại, em đang thu thập thông tin để hoàn thành bài tiểu luận về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, có một số vấn đề em còn chưa nắm rõ, cụ thể là em đã tìm hiểu về thẩm quyền ký thừa lệnh, thừa ủy quyền Bộ trưởng nhưng em không biết là việc ký này có tuân theo nguyên tắc nào không? Và có văn bản nào quy định vấn đề này không? Mong Ban biên tập tư vấn giúp em. Cảm ơn các anh chị rất nhiều! Huy Phong (phong***@gmail.com)

Nguyên tắc ký thừa lệnh, thừa ủy quyền Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định tại Điều 33 Quy chế làm việc của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 2888/QĐ-BTNMT năm 2016 như sau:

- Người ký thừa lệnh, thừa ủy quyền Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ nội dung văn bản ký thừa lệnh, thừa ủy quyền Bộ trưởng.

- Văn bản ký thừa lệnh, thừa ủy quyền Bộ trưởng phải được gửi để báo cáo Bộ trưởng và Thứ trưởng phụ trách (thể hiện ở nơi nhận văn bản).

- Đối với trường hợp ký thừa lệnh, tùy theo tính chất và đặc thù công việc, Thủ trưởng cơ quan tham mưu giúp việc Bộ trưởng có thể giao cho cấp phó ký thay một số văn bản quy định tại Điều 32, nhưng Thủ trưởng cơ quan tham mưu giúp việc Bộ trưởng và cấp phó ký thay phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ nội dung văn bản. Văn bản cấp phó ký phải được gửi báo cáo Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách và Thủ trưởng đơn vị (thể hiện tại nơi nhận văn bản).

Trên đây là nội dung quy định về nguyên tắc ký thừa lệnh, thừa ủy quyền Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 2888/QĐ-BTNMT năm 2016.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào