Vị thuốc Ngải cứu là gì?
Khái niệm vị thuốc Ngải cứu được quy định tại Mục 66 Phụ lục II về Phương pháp chế biến 103 vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:
Vị thuốc Ngải cứu là ngọn thân đã phơi hay sấy khô của cây Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.), họ Cúc (Asteraceae).
Để chế biến vị thuốc ngảu cứu thì thực hiện lấy lá và thân mang lá phía ngọn, rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ 50 - 60 °C dùng làm nguyên liệu cho các chế biến dưới đây. Sau đó thực hiện chế biến theo một trong ba phương pháp là phương pháp chế biến Ngải cứu chích rượu, phương pháp chế biến Ngải cứu chích giấm và phương pháp chế biến Ngải cứu thán sao. Trong đó:
- Đối với phương pháp chế biến Ngải cứu chích rượu thì để chế biến 1,0 kg Ngải cứu chích rượu thì cần 1,0 kg ngải cứu và 200 ml rượu. Theo đó, thực hiện trộn đều ngải cứu với rượu. Ủ 30 phút đến 1giờ cho ngấm hết rượu. Sao đến khi phía ngoài có màu hơi vàng. Đổ ra, tãi mỏng.
- Đối với phương pháp chế biến Ngải cứu chích giấm thì để chế biến 1,0 kg Ngải cứu chích giấm thì cần 1,0 kg Ngải cứu và 200 ml giấm ăn. Theo đó, thực hiện trộn ngải cứu với giấm. Ủ 30 phút đến 1 giờ, cho hút hết giấm. Sao đến khi phía ngoài có màu hơi đen (khoảng 7 phần 10). Đổ ra, tãi mỏng để tránh bị cháy.
- Đối với phương pháp chế biến Ngải cứu thán sao thì thực hiện đem ngải cứu sao ở lửa to, đảo đều, đến khi toàn bộ phía ngoài, có màu đen, có mùi cháy. Đổ ra tãi mỏng để tránh bị cháy.
Vị thuốc Ngải cứu là những đoạn ngọn thân hoặc những mảnh lá xốp, màu hơi vàng (Ngưu tất chích rượu), màu hơi đen (Ngưu tất chích giấm), màu đen (ngải cứu thán sao), đều có mùi thơm đặc trưng của ngải cứu.
Vị thuốc Ngải cứu có vị đắng, cay. Tính ấm. Quy kinh can, tỳ, thận. Có công năng điều hòa khí huyết, ấm kinh, tán hàn, chỉ thống, điều kinh, an thai, chỉ huyết và được dùng để chủ trị các bệnh về kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, viêm ruột, bụng đau lạnh, sưng đau do sang chấn, đau đầu do cảm lạnh, dùng ngải cứu chích rượu, các trường hợp bị chảy máu, rong kinh, băng huyết, động thai chảy máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu...dùng ngải cứu thán, ngải cứu chích giấm.
Trên đây là nội dung tư vấn về khái niệm vị thuốc Ngải cứu. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật