Đối tượng nào được cấp ý kiến pháp lý?

Đối tượng nào được cấp ý kiến pháp lý? Xin chào các anh, chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang muốn tìm hiểu một số nội dung liên quan đến quy định về cấp ý kiến pháp lý. Tuy nhiên, do không phải là người rành luật nên tôi gặp khó khăn trong quá trình nghiên cứu. Chính vì thế, tôi có một thắc mắc này gửi đến Quý Ban biên tập để nhờ hỗ trợ như sau: Đối tượng cấp ý kiến pháp lý được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi chân thành cảm ơn anh, chị rất nhiều. Quỳnh Lam (lam***@gmail.com)

Đối tượng cấp ý kiến pháp lý được quy định tại Điều 5 Nghị định 51/2015/NĐ-CP về cấp ý kiến pháp lý như sau:

Bộ Tư pháp xem xét cấp ý kiến pháp lý đối với các văn bản mà Nhà nước, Chính phủ hoặc cơ quan Nhà nước là một bên trong các trường hợp sau:

1. Điều ước quốc tế về vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay ưu đãi; văn bản liên quan khác mà Nhà nước, Chính phủ hoặc cơ quan Nhà nước là một bên (nếu có);

2. Thỏa thuận vay nhân danh Nhà nước, Chính phủ hoặc Bộ Tài chính;

3. Văn bản bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh hoặc văn bản phát hành trái phiếu quốc tế được Chính phủ bảo lãnh;

4. Thỏa thuận phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ;

5. Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) (bao gồm hợp đồng dự án, văn bản bảo lãnh Chính phủ (nếu có), hợp đồng thuê đất và các văn bản khác liên quan đến dự án mà Nhà nước, Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước là một bên);

6. Các trường hợp đặc biệt khác theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Trên đây là nội dung tư vấn về đối tượng cấp ý kiến pháp lý. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 51/2015/NĐ-CP.

Trân trọng thông tin đến bạn!

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào