Vị thuốc Khoản đông hoa là gì?

Vị thuốc Khoản đông hoa là gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Phạm Toàn Khánh. Tôi đang tìm hiểu các quy định liên quan đến hoạt động chế biến các vị thuốc cổ truyền Việt Nam. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp cho tôi. Cho tôi hỏi, vị thuốc Khoản đông hoa là gì? Vị thuốc này được chế biến như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Phạm Toàn Khánh (khanh*****@gmail.com)

Khái niệm vị thuốc Khoản đông hoa được quy định tại Mục 52 Phụ lục II về Phương pháp chế biến 103 vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:

Vị thuốc Khoản đông hoa là hoa đã chế biến từ cụm hoa chưa nở đã phơi hay sấy khô của cây Khoản đông (Tussilago farfara L.), họ Cúc (Asteraceae).

Vị thuốc Khoản đông hoa được chế biến theo hai phương pháp là phương pháp chế biến Khoản đông hoa sơ chế và phương pháp chế biến Khoản đông hoa chích mật. Trong đó:

- Đối với phương pháp chế biến Khoản đông hoa sơ chế thì thực hiện loại bỏ tạp chất và cuốn hoa còn sót lại, rửa sạch, phơi và sấy khô.

- Đối với phương pháp chế biến Khoản đông hoa chích mật thì để chế biến 1,0 kg Khoản đông hoa chích mật thì cần 1,0 kg Khoản đông hoa sơ chế và 200 g mật ong. Theo đó, thực hiện lấy Mật ong hòa loãng với nước sôi được khoảng 180 ml, trộn đều dịch mật với Khoản đông hoa, ủ cho mật thấm đều, sao nhỏ lửa cho đến khi có màu vàng nâu, có các chấm đậm màu trên bề mặt vị thuốc, sờ không dính tay, lấy ra, để nguội.

Vị thuốc Khoản đông hoa là các cụm hoa đơn độc, dài 2 - 2,5cm, phần trên rộng hơn và phần dưới thon dần. Màu nâu nhạt nhưng không đều, trên bề mặt vị thuốc có các chấm đậm màu hơn, mùi thơm đặc trưng, vị hơi đắng và cay, hơi ngọt.

Vị thuốc Khoản đông hoa có vị tân, cam; Tính ôn. Quy kinh phế. Có công năng nhuận phế hóa đờm, chỉ khái, giáng nghịch. Khoản đông hoa chích mật ong giảm bớt tính ôn, tăng tính nhuận. Tác dụng nhuận phế, chỉ ho và được dùng để chủ trị các bệnh ho và suyễn, hư lao.

Trên đây là nội dung tư vấn về khái niệm vị thuốc Khoản đông hoa. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào