Các phương thức xử lý sản phẩm sau thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn bị thu hồi

Các phương thức xử lý sản phẩm sau thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn bị thu hồi được pháp luật quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tâp Thư Ký Luật, tôi là Thuý Lan là một giáo viên đã về hưu, hiện tại chỉ ở nhà nội trợ, có một thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp như sau. Các phương thức xử lý sản phẩm sau thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn bị thu hồi được pháp luật quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong rằng sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (0915******)

Các phương thức xử lý sản phẩm sau thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn bị thu hồi được pháp luật quy định tại Điều 5 Thông tư 17/2016/TT-BYT quy định việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế như sau: 

1. Khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn: áp dụng đối với trường hợp sản phẩm vi phạm về chất lượng, lỗi ghi nhãn so với hồ sơ công bố nhưng không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng;

2. Chuyển Mục đích sử dụng: áp dụng đối với trường hợp sản phẩm vi phạm về chất lượng có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng nhưng có thể sử dụng vào lĩnh vực khác;

3. Tái xuất: áp dụng đối với trường hợp sản phẩm nhập khẩu có chất lượng, không phù hợp với hồ sơ công bố, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, chủ sản phẩm đề nghị phương thức tái xuất;

4. Tiêu hủy: áp dụng đối với trường hợp sản phẩm không phù hợp với hồ sơ công bố gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, không thể khắc phục lỗi hoặc chuyển Mục đích sử dụng hoặc tái xuất theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều này.

Trên đây là nội dung câu trả lời về các phương thức xử lý sản phẩm sau thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn bị thu hồi theo quy định của pháp luật. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo tại Thông tư 17/2016/TT-BYT.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào