Phiếu chuyển hồ sơ Căn cước công dân được pháp luật quy định như thế nào?
Phiếu chuyển hồ sơ Căn cước công dân được pháp luật quy định tại Điều 16 Thông tư 66/2015/TT-BCA Quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Bộ trưởng Bộ Công ban hành như sau:
1. Mẫu CC10 dùng cho cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân lập để chuyển giao hồ sơ căn cước công dân trong trường hợp công dân chuyển nơi đăng ký thường trú đi các tỉnh, thành phố khác và các trường hợp công dân được cấp thẻ Căn cước công dân ngoài nơi đăng ký thường trú, thì hồ sơ đó sẽ được chuyển về tàng thư căn cước công dân Công an cấp tỉnh nơi đăng ký thường trú của công dân để quản lý.
2. Cách ghi thông tin:
a) Mục “Kính gửi”: ghi rõ đơn vị nơi nhận hồ sơ căn cước công dân;
b) Từ mục 1 đến mục 4: ghi các thông tin của công dân theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này;
c) Mục “Ý kiến đề xuất”: ghi ngắn gọn, cụ thể ý kiến trao đổi giữa đơn vị gửi hồ sơ và đơn vị nhận hồ sơ căn cước công dân;
d) Mục “Xin trả lại phiếu này cho”: ghi đầy đủ, cụ thể tên đơn vị gửi hồ sơ căn cước công dân;
đ) Mục “Ngày....tháng....năm……..”: ghi rõ ngày, tháng, năm gửi Phiếu chuyển hồ sơ căn cước công dân và ngày, tháng, năm nhận Phiếu chuyển hồ sơ căn cước công dân.
Trên đây là nội dung trả lời về câu hỏi phiếu chuyển hồ sơ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 66/2015/TT-BCA.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật