Vị thuốc Đương quy là gì?
Khái niệm vị thuốc Đương quy được quy định tại Mục 36 Phụ lục II về Phương pháp chế biến 103 vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:
Vị thuốc Đương quy là toàn rễ (toàn quy) đã phơi hay sấy khô của cây Đương quy (Angelica sinensis (O14.) Diels.), họ Hoa tán (Apiaceae).
Vị thuốc Đương quy được chế biến theo phương pháp Đương quy chích rượu. Để chế biến 1,0 kg Đương quy chích rượu thì cần 1,0 kg Đương qui phiến và 100 ml rượu. Theo đó, Đương quy phiến được trộn đều với rượu, ủ trong 30 phút, thỉnh thoảng đảo cho ngấm đều, sao nhỏ lửa đến khô, lấy ra, để nguội, đóng gói.
Vị thuốc Đương quy là phiến mỏng không đều, màu vàng nhạt, mùi thơm đặc trưng, vị đắng ngọt, hơi cay.
Vị thuốc Đương quy có vị ngọt, cay, tính ấm. Quy kinh can, tâm, tỳ. Có công năng bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh và được dùng để chủ trị các bệnh về huyết hư, thiếu máu, kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh, phong thấp tê đau, tụ huyết.
Người bệnh dùng Đương quy 6 - 12 g/ngày phối hợp với các vị thuốc khác. Tuyệt đối không dùng Đương quy trong trường hợp người đang bị chảy máu, thận trọng khi dùng cho người đại tiện lỏng.
Trên đây là nội dung tư vấn về khái niệm vị thuốc Đương quy. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật