Tiêu chuẩn chất lượng vụ việc hoà giải đối với chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý
Tiêu chuẩn chất lượng vụ việc hoà giải đối với chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý được quy định tại Điều 17 Bộ Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý ban hành kèm theo Thông tư 02/2013/TT-BTP do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, theo đó:
Tiêu chuẩn chất lượng vụ việc hoà giải đối với chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý gồm các tiêu chí sau:
Bảo đảm các tiêu chuẩn chung theo quy định tại Mục 1 của Chương II Bộ Tiêu chuẩn này.
Tiêu chí 1. Người thực hiện trợ giúp pháp lý nắm rõ nội dung, bản chất vụ việc, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên; phân tích, viện dẫn đầy đủ các điều, khoản của văn bản pháp luật có liên quan để tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ các bên tranh chấp tiến hành hòa giải.
Tiêu chí 2. Đưa ra hướng giải quyết tranh chấp để các bên lựa chọn và thuyết phục các bên tự thỏa thuận giải quyết tranh chấp.
Tiêu chí 3. Trong trường hợp hòa giải thành thì hướng dẫn các bên tranh chấp tự nguyện thực hiện cam kết. Trường hợp hòa giải không thành thì hướng dẫn các bên thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật và các thủ tục cần thiết để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết tranh chấp.
Tiêu chí 4. Biên bản hoà giải thành thể hiện được đầy đủ nội dung vụ việc, diễn biến quá trình hòa giải; thỏa thuận mà các bên đạt được, giải pháp, thời hạn thực hiện thỏa thuận.
Tiêu chuẩn chất lượng vụ việc hoà giải đối với chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý sẽ được tối đa 30 điểm nếu đáp ứng đủ tiêu chí theo quy định của pháp luật, trong đó:
- Tiêu chí 1 sẽ được tối đa 8 điểm;
- Tiêu chí 2 sẽ được tối đa 9 điểm;
- Tiêu chí 3 sẽ được tối đa 6 điểm;
- Tiêu chí 4 sẽ được tối đa 7 điểm.
Trên đây là tư vấn về tiêu chuẩn chất lượng vụ việc hoà giải đối với chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 02/2013/TT-BTP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Thư Viện Pháp Luật