Vị thuốc Cát căn là gì?
Khái niệm vị thuốc Cát căn được quy định tại Mục 20 Phụ lục II về Phương pháp chế biến 103 vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:
Vị thuốc Cát căn là chế là sản phẩm đã chế biến từ rễ củ cây Sắn dây (Pueraria thomsonii Benth.), họ Đậu (Fabaceae).
Vị thuốc Cát căn được chế biến theo hai phương pháp là phương pháp chế biến Cát căn phiến và phương pháp chế biến Cát căn sao vàng. Trong đó:
- Đối cới phương pháp chế biến Cát căn phiến thì Cát căn rữa sạch, ngâm ngập vào nước khoảng 30 phút, rửa sạch, để ráo nước, thái phiến dài khoảng 3 - 5 cm, dầy 3 - 4 mm. phơi hoặc sấy khô.
- Đối với phương pháp chế biến Cát căn sao vàng thì lấy Cát căn phiến, sao đều tới khi mặt ngoài của phiến có màu vàng hoặc hơi vàng.
Vị thuốc Cát căn phía mặt ngoài phiến có màu vàng hoặc hơi vàng, bên trong phiến có màu trắng.
Vị thuốc Cát căn có vị tân, cam, tính lương, bình; Quy kinh tỳ, vị. Vị thuốc Cát căn phiến có công năng phát hãn, hạ nhiệt, giải cơ, giải độc, sinh tân chi khát, thanh tràng chỉ lỵ và được dùng trong các trường hợp sốt do cảm mạo phong nhiệt, đau đầu cứng gáy, sởi chưa mọc, các chứng bí tiểu tiện, tiểu buốt, dắt. Vị thuốc Cát căn sao vàng có công năng phát hãn, hạ nhiệt, giải cơ, giải độc, sinh tân chỉ khát, thanh tràng chỉ lỵ và được dùng làm giảm tính phát hãn của vị thuốc, dùng trong các chứng tiêu khát, mụn nhọt, lở loét niêm mạc miệng.
Trên đây là nội dung tư vấn về khái niệm vị thuốc Cát căn. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật