Vị thuốc Bồ cốt chỉ là gì?
Khái niệm vị thuốc Bồ cốt chỉ được quy định tại Mục 16 Phụ lục II về Phương pháp chế biến 103 vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:
Vị thuốc Bồ cốt chỉ (Bốt cốt chỉ, Phá cố chỉ, Đậu miêu) là hạt quả chín hạt đã chế biến của cây Bổ cốt chỉ (Psoralea corylifolia L), họ Đậu (Fabaceae).
Vị thuốc Bồ cốt chỉ được chế biến theo phương pháp chế biến Bổ cốt chỉ chế muối (Diêm Bổ cốt chỉ), cụ thể là để chế biến 1,0 kg Bổ cốt chỉ chế muối thì cần 1,0 kg Bồ cốt chỉ và 20 g muối ăn. Hòa tan hoàn toàn 20 g muối ăn vào vừa đủ 100 ml nước (dung dịch A); Bổ cốt chỉ loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi khô; Phun dung dịch A vào Bổ cốt chỉ, trộn đều, ủ 30 - 45 phút cho ngấm đều: Sao nhỏ lửa đến khi hạt hơi phồng lên, lấy ra để nguội. Có thể sao Bổ cốt chỉ hơi phồng sau đó phun nước muối vào dần, sao đến khô là được.
Vị thuốc Bổ cốt chỉ có mặt ngoài hạt màu nâu đen, phồng đều, có vết nhăn và rạn nứt rõ. Thể chất hạt cứng, mùi thơm đặc trưng, vị hơi cay, đắng.
Vị thuốc Bồ cốt chỉ có vị tân, khổ, tính ôn; Quy kinh thận, tỳ, có công năng bổ mệnh môn hỏa, chỉ tả và được dùng để chủ trị các bệnh về liệt dương, di tinh, đái dầm, niệu tần, ỉa chảy, thắt lưng đầu gối đau lạnh, dùng ngoài chữa bạch biến.
Trên đây là nội dung tư vấn về khái niệm vị thuốc Bồ cốt chỉ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật