Vị thuốc Binh lang là gì?
Khái niệm vị thuốc Binh lang được quy định tại Mục 15 Phụ lục II về Phương pháp chế biến 103 vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:
Vị thuốc Binh lang (Hạt quả cau) là hạt phơi hay sấy khô của quả cau già (Areca catechu L., họ Cau (Arecaceae).
Vị thuốc Binh lang được chế biến theo hai phương pháp là phương pháp chế biến Binh lang phiến và phương pháp chế biến Binh lang sao. Traong đó:
- Đối với phương pháp chế biến Binh lang phiến thì rửa sạch, đồ mềm hoặc ngâm nước 2 - 3 ngày, ngày thay nước một lần trong chậu nhựa. Không dùng dụng cụ bằng sắt vì có tanin, thái mỏng, phơi khô. Binh lang phiến là hiến thuốc màu nâu nhạt, có đốm nâu đậm, mặt ngoài có gân hình mạng, vị chát.
- Đối với phương pháp chế biến Binh lang sao thì lấy Binh lang phiến cho vào nồi, dùng lửa nhỏ sao đến khi bên ngoài có màu nâu tím, mùi thơm. Binh lang sao là phiến thuốc màu nâu tím, chất thịt, mặt ngoài có gân hình mạng. Mùi đặc trưng của Binh lang, vị đắng, chát.
Vị thuốc Binh lang có vị đắng, cay, chát, tính ấm; Quy kinh vị, đại tràng, có công năng sát trùng tiêu tích, hành khí thông tiện, lợi thủy, tiêu tích hóa trệ. Binh lang sao có tính dược hòa hoãn tăng cường tác dụng tiêu tích đạo trệ và được dùng để trừ giun sán, chữa sốt rét, chữa tiểu bí, buốt rắt, bụng đầy trướng
Trên đây là nội dung tư vấn về khái niệm vị thuốc Binh lang. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật