Vị thuốc Ba kích là gì?
Khái niệm vị thuốc Ba kích được quy định tại Mục 2 Phụ lục II về Phương pháp chế biến 103 vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:
Vị thuốc Ba kích là rễ đã phơi hay sấy khô và chế biến của cây Ba kích (Morinda officinalis How.), họ Cà phê (Rubiaceae).
Vị thuốc Ba kích được phân loại thành Ba kích phiến và Ba kích chích rượu, Ba kích chích muối, Ba kích chích cam thảo. Trong đó:
- Khi chế biến Ba kích phiến thì phải loại tạp, rửa sạch, bỏ lõi, cắt thành đoạn 3-5 cm, phơi hoặc sấy khô.
- Để chế biến được 1,0 kg Ba kích chích rượu thì cần phải có 1,0 kg Ba kích phiến và 150 ml rượu có nồng độ cồn từ 30 - 40 %.
- Để chế biến 1,0 kg Ba kích chích muối thì cần 1,0 kg Ba kích phiến và 150 ml dung dịch muối ăn 5%.
- Để chế biến 1,0 kg Ba kích chích cam thảo thì cần 1,0 kg Ba kích phiến và 50 g cam thảo.
Vị thuốc Ba kích là những mảnh nhỏ, có dạng quăn queo, vỏ ngoài vàng nhạt hay hơi xám. Thể chất dai, mặt cắt ngang có màu tím nhạt, mùi thơm, vị thuốc Ba kích chích cam thảo có vị hơi ngọt, vị thuốc Ba kích chích muối có vị hơi mặn, vị thuốc Ba kích chích rượu có vị hơi chát.
Vị thuốc Ba kích có vị cay, ngọt; tính ấm; quy kinh thận có công năng bổ thận tráng dương, mạnh gân cốt và chủ trị sinh dục yếu, hiếm muộn liệt dương, di tinh, đau nhức xương khớp. Vị thuốc Ba kích chích muối tăng tác dụng quy kinh thận, để bổ thận.
Trên đây là nội dung tư vấn về khái niệm vị thuốc Ba kích. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật