Phương pháp chích mật ong vào dược liệu trong chế biến thuốc cổ truyền

Phương pháp chích mật ong vào dược liệu trong chế biến thuốc cổ truyền được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Nguyễn Thị Kim Chi. Tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động chế biến các vị thuốc cổ truyền Việt Nam. Tôi có một thắc mắc cần Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp cho tôi. Cho tôi hỏi, phương pháp chích mật ong vào dược liệu trong chế biến thuốc cổ truyền được thực hiện như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Nguyễn Thị Kim Chi (kimchi*****@gmail.com)

Chích mật ong vào dược liệu là một trong những phương pháp phức chế dược liệu có sử dụng phụ liệu là mật ong trong chế biến các vị thuốc cổ truyền nhằm tăng tác dụng kiện tỳ, ích khí, nhuận bổ, giảm độc tính, vị đắng chát, tăng nhuận phế, chỉ hoa của thuốc. Hoạt động chích mật ong vào dược liệu để chế biến các vị thuốc cổ truyền phải đảm bảo đúng các kỹ thuật theo quy định của pháp luật để đảm bảo không làm hư hỏng, mất tác dụng của dược liệu.

Phương pháp chích mật ong vào dược liệu trong chế biến thuốc cổ truyền được quy định tại Khoản 5 Điều 12 Phụ lục I về phương pháp chung chế biến các vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:

a) Mục đích:

- Tăng tác dụng kiện tỳ, ích khí, nhuận bổ của vị thuốc và hòa hoãn tính dược để giảm bớt độc tính;

- Giảm vị đắng chát, tăng tác dụng nhuận phế, chỉ ho của vị thuốc.

b) Kỹ thuật và ứng dụng chế biến:

- Tẩm hoặc trộn đều mật ong luyện vào dược liệu, ủ khoảng 1 giờ cho thấm hết, thỉnh thoảng đảo cho thấm đều, sao nhỏ lửa và đảo đều liên tục cho đến khi dược liệu có mùi thơm, bề mặt có màu, sờ không dính tay, lấy ra tãi mỏng cho nguội.

- Phương pháp này áp dụng chế biến một số dược liệu: Cam thảo, Hoàng kỳ, Bách hợp, Tử uyển, Tang bạch bì, Tỳ bà diệp, Khoản đông hoa, Bách bộ, Ma hoàng...

c) Yêu cầu chất lượng sau chế biến: Vị thuốc khô, sờ không dính tay, có màu vàng hoặc sẫm hơn màu dược liệu, vị ngọt, thơm đặc trưng.

Trên đây là nội dung tư vấn về phương pháp chích mật ong vào dược liệu trong chế biến thuốc cổ truyền. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào